Tuổi Trẻ Đông Anh (TTDA) - Chúc Mừng Năm Mới Quý Tỵ - 2013

Dũng Xoăn

DaExpress
98481260419671.jpg

Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam. Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như Tết Táo Quân (23 tháng chạp âm lịch) và Tất Niên (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch). Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cùng tổ tiên...

"Tết" từ chữ "tiết", nghĩa là mùa, hay hiểu rộng ra là mùa hội. Tết là dịp sum họp gia đình, thăm viếng thân nhân, thờ phụng tổ tiên. Tết cũng là dịp nghỉ ngơi, đi chơi để chuẩn bị cho một năm mới.
Phong tục ngày Tết phản ảnh những đặc thù của nền văn hoá VN qua nhiều thế hệ, và còn tùy thuộc vào từng vùng trên đất nước. Nhưng chúng ta vẫn có thể chia ra làm 2 loại chính: phong tục đón Tết với gia đình và đón Tết với xóm làng.
Tết là lúc gia đình họp mặt đông đủ. Ai đi làm đi học ở xa đều được về nhà khoảng 23 tháng chạp để đón Tết với gia đình. Thông thường 1 gia đình VN dành ra nửa tháng để chuẩn bị cho ngày Tết, thí dụ như dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa quần áo, các món ăn. Thông thường những phong tục đón Tết với gia đình gồm có: đi thăm mộ tổ tiên, đưa táo quân về trời, rước vong linh ông bà, đốt pháo, xuất hành, xông nhà, chúc thọ, lì xì, thăm viếng, và tục kiêng cữ.
Chúng ta còn có tục lệ đón tết với làng xóm vì từ xưa xã hội VN được tổ chức theo hệ thống làng xóm, trong đó làng là đơn vị nhỏ nhất. Đón Tết với xóm làng gồm có: dựng nêu, hái lộc đầu xuân, các đám hội xuân như thi hát quan họ, hát đố, thi đánh vật, thi chèo thuyền, thi làm thức ăn.

• Những tiêu khiển ngày xuân gồm có: khai bút đầu xuân, câu đối Tết, tranh Tết, mai đào, đánh cờ tướng, múa lân.

HL02.jpg

Món ăn ngày xuân thì rất nhiều nhưng thông thường trên bàn thờ lúc nào cũng có 4 loại trái cây (cầu, dừa, đu đủ, xoài) tượng trưng cho "cầu vừa đủ xài" theo người Nam Bộ, còn ở miền Bắc thường có chuối xanh, bưởi, quất, hồng xiêm, trứng gà, quả phật thủ.
Đặc biệt một số thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên đó là cặp bánh chưng, hộp mứt tết.

Một số tập tục văn hóa:
Thăm mộ tổ tiên: Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp con cái trong gia đình tề tựu đông đủ cùng nhau đi thăm, sửa sang mồ mả tổ tiên và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

Đưa Táo về trời: Táo quân là thần Táo, hay còn gọi là vua bếp. Tục truyền mỗi năm thần Táo phải về trời 1 lần, vào ngày 23 tháng Chạp để tường trình cho Thượng đế những việc xảy ra trong nhân gian trong năm đó. Vì vậy vào ngày đó người dân VN thường cúng kiến rất long trọng để tiễn thần Táo về chầu Ngọc hoàng, và đến ngày 30 lại cúng để mời ông bà và Táo quân về ăn Tết. Theo tục lệ, tiễn Táo quân về trời ngoài mâm cơm còn có áo mão bằng giấy, đôi hia, và con cá chép thả trong chậu nước để Táo quân cỡi về trời. Nói chung tục lệ này nhằm để răn dạy người ta nên giữ gìn hạnh kiểm, vì mọi sự đều sẽ được tâu lên với Ngọc Hoàng
ImageHandler.ashx

Lễ rước vong linh ông bà: là lễ mời ông bà về ăn Tết với con cháu.
Chiều ngày 30 tháng Chạp, trên bàn thờ tổ tiên được bày 1 mâm cỗ bao gồm trái cây và thức ăn. Người gia trưởng thắp hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Theo sau đó mọi người trong gia tộc đều chắp tay cung kính thỉnh vong linh ông bà về ăn Tết.
cach-bay-mam-ngu-qua-cho-ngay-tet-co-truyen-0.jpg

Đốt pháo: người ta tin rằng tiếng pháo có thể xua đuổi được tà ma và đem lại phước lành cho năm mới. Còn có truyền thuyết rằng trong số những hung thần có 2 vợ chồng Na Á hay phá phách hãm hại người dân VN, họ chỉ sợ ánh sáng và ồn ào nên dân ta bày ra đốt pháo ầm ĩ chói sáng để đuổi 2 hung thần này. Đốt pháo đúng giao thừa (thời điểm giao hòa giữa 12 giờ đêm 30 tháng Chạp của năm cũ và mồng một của năm mới), mọi người đốt pháo cùng một lúc, đủ cả các loại pháọ Chính tiếng pháo dòn dã và mùi khét của thuốc pháo quyện vào mùi hương nhang đèn trên bàn thờ tạo thành một không khí đặc biệt rất Tết của dân tộc ta.
Ngày nay không mấy ai còn tin việc đốt pháo để tiêu trừ tà ma, mà tiếng pháo nổ ngày nay tượng trưng cho sự tưng bừng náo nhiệt của ngày Xuân, xác pháo đỏ thắm tượng trưng cho những điều may mắn cho năm mới. Tuy nhiên hiện nay phong tục này đã không còn vì việc sản xuất và đốt pháo đã gây ra quá nhiều tai nạn thương tâm.

Lễ xuất hành: là chọn một người trong gia đình bước ra khỏi nhà trong những giây phút đầu tiên của năm mới. Người xuất hành phải xem lịch, chọn hướng tốt, hạp với tuổi để mong được may mắn trong năm mới mỗi khi bước chân ra khỏi nhà.

Lễ xông nhà (hay xông đất): có là vì nhiều người tin rằng người đầu tiên bước vào nhà mình ngay đầu năm sẽ đem lại hên, xui cho gia đình suốt cả năm. Nên người ta hay mời người có vận may (làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc) đến xông nhà dùm. Người xông nhà phải ăn mặc chỉnh tề, bước vào cửa chính rồi đi quanh nhà, đến bếp, ngụ ý đem lại may mắn vào từng xó nhà

12_DOOL_100218_K3.jpg

Lễ chúc thọ: là sáng sớm ngày mồng một Tết, con cháu trong nhà tỏ lòng hiếu thảo qua việc mừng tuổi chúc thọ cho ông bà cha mẹ. Mừng tuổi vì người VN quan niệm rằng hôm ấy mỗi người đều lên 1 tuổi, không phân biệt ngày sinh nhật như người phương Tây.
Từ Lì xì: là được phiên âm từ tiếng Quảng đông sang tiếng Việt, nguyên là chữ "Lợi thị" Trong Hán tự, có nghĩa là tiền bạc, lợi lộc. Để mừng tuổi các em nhỏ, những người lớn trong gia đình tặng những món tiền nho nhỏ và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt trong năm mới. Tiền được để trong những bao đỏ, vì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.
Tục thăm viếng: là lúc chủ nhà tiếp đón bạn bè quyến thuộc đến thăm, và cũng đi thăm trả lễ. Thông thường ngày mùng một được dành để chúc thọ những bậc trưởng thượng, họ hàng. Ngày mùng 2 dành cho thầy cô giáo, ngày mùng 3 là để thăm hỏi vui chơi với bạn bè.
Tục kiêng cữ: trong 3 ngày đầu năm người ta thường thận trọng lời ăn tiếng nói và hành động vì tin rằng có thể đem lại hên xui cho cả năm. Thí dụ như không quét rác, nhất là quét xác pháo ra khỏi nhà vì bị xem là quét tiền ra cửa. Không tặng thuốc men hay dao nhọn vì bị xem là dấu hiệu của bệnh hoạn và xung khắc. Không khóc lóc than thở hay đập vỡ chén dĩa vì đó là dấu hiệu của sự đổ vở trong gia đình. Không mặc đồ trắng hay đen vì bị xem là dấu hiệu của sự tang tóc.

Dựng nêu: Ngày Tết người ta hay dựng nêu ở các chùa, đình làng, và có khi ngay trước cửa nhà nữa. Tương truyền ngày xưa làng xóm VN hay bị quỷ quấy nhiễu nên mọi người cầu khẩn Phật giúp đỡ. Sau khi đã đuổi xong yêu quỉ Phật dặn không được bén mảng đến những vùng đất có dấu tích của Phật. Và Phật dạy mọi người dựng nêu và rắc vôi trắng xung quanh để đánh dấu phần đất quỷ phải tránh xa. Cây nêu là 1 thân tre cao, trên có treo 1 ngọn cờ ngũ sắc tượng trưng cho 5 hành : kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (kim=trắng, mộc=xanh, thủy=đen, hỏa=đỏ, thổ=vàng). Xen kẽ giữa những dải lụa ngũ sắc là những chiếc khánh làm bằng nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, kim loại, đất nung, sành). Nêu được dựng đến mùng 7 Tết thì người ta làm lễ cúng trời đất, còn gọi là lễ Khai hạ và hạ nêu xuống. Lễ này chính thức chấm dứt Tết.

cay-neu-ngay-tet.jpg

Tục hái lộc đầu xuân: Được thực hiện trong sân đình, chùa, song song với việc dựng nêu. "Lộc" có 2 nghĩa, 1 là nhánh cây non, 2 là bổng lộc. Đầu năm, người ta hay ghé lại các cây cổ thụ trong sân đình, chùa để hái 1 nhánh non đem về treo trước nhà hoặc chưng trên bàn thờ. Có lẽ vì nghĩ rằng lộc (nhánh cây) đồng nghĩa với phước lộc nên đem nhánh non về để hy vọng rước được phước báu về cho gia đình.
Hát Quan họ: Quan họ là 1 thể loại dân ca Bắc bộ, xuất phát từ tỉnh Bắc Ninh. Qua những câu hát quan họ, trai gái khen ngợi nhau, tỏ tình, rồi hứa hẹn với nhau. Khi thi hát, mỗi bên trai gái có chừng 4 người. Trọng tài chấm theo tài đối ý và đối giọng. Câu hát của bên này càng lắt léo và dài hơi thì bên kia càng khó đối. Phần thưởng trong cuộc thi này tuy không nhiều nhưng là vinh dự lớn cho những người hát.
Thi đánh vật: Tương truyền nữ tướng Lê Chân thời Hai Bà Trưng lập ra cuộc thi này để tuyển binh, về sau người ta nhớ đến nên tổ chức vào mỗi dịp Tết.
Thi chèo thuyền: Tương truyền nữ tướng Cao Nhự là người đầu tiên tổ chức nên đội thủy binh đầu tiên ở nước ta. Nên cứ đến ngày Tết là có tổ chức cuộc thi này để nhắc nhở rằng dân ta giỏi cả về thủy chiến.

1265603808-be-khoe-ngay-tet1.jpg

Khai bút đầu Xuân: các cụ thì làm thơ bằng chữ Nôm hay chữ Hán, rồi viết lên giấy điều để chúc lành cho năm mới.
Câu đối Tết: Là 2 câu có số chữ bằng nhau, ý và lời đối chọi lẫn nhau. Nội dung câu đối Tết là điều chúc lành đầu năm, thường được viết lên 2 dải giấy điều, bằng mực Tàu. Người viết thường là các ông đồ già trong làng, có chữ đẹp. Câu đố hay được treo hai bên nhà để khách lại có thể thưởng thức cùng với chủ nhà.
Tranh Tết: Tranh Tết được treo để trang hoàng nhà cửa. Tranh thường là tranh Đông Hồ (1 làng nhỏ ở miền Bắc). Tranh diễn tả những lời chúc qua việc nhân cách hóa động vật, thí dụ như tranh vẽ 1 đàn gà (tranh "Gà đàn") thể hiện cho lời chúc con cháu đầy đàn.
Hoa Tết: 2 loại hoa hay được chưng trong ngày Tết là Mai (miền Nam) và Đào (miền Bắc). Chưng mai vào ngày Tết không những vì mai nở rộ, mà còn là vì người Nam đọc mai thành "may" trong may mắn. Mai đại diện cho mùa xuân trong tranh tứ quý (mai, lan, cúc, tùng), lại còn tượng trưng cho người có tài đức và nhân cách cao thượng trong tứ quân tử (mai, lan, cúc, trúc).
1 cành mai đẹp phải có : cành Văn (nhánh ngang), cành Vũ (nhánh đứng), cành Phụ (cành lớn), cành Tử (cành nhỏ), cành Quân (cành dài), cành Thần (cành ngắn). Văn-Vũ = cương nhu, lúc cứng lúc mềm. Phụ-Tử = tình cha con. Quân-Thần = nghi lễ

hoa-dao-tet-2013.jpg

Hoa đào

hoa-mai-vang-ngay-te-phong-thuy.jpg

Hoa mai vàng​

Hoa đào còn có 1 sự tích, tục truyền ngày xưa có 2 vị thần Trà & Uất Luỹ ở trên 1 cây đào khổng lồ phía đông núi Sóc sơn (miền Bắc). Ma quỷ rất sợ 2 vị thần này, đến nổi sợ luôn cả cây đào. Vì đến cuối năm 2 thần phải về trời chầu Ngọc Hoàng nên người dân bẻ cành đào chưng trong nhà cho ma quỷ không quấy phá.
Hoa đào còn có 1 sự tích, tục truyền ngày xưa có 2 vị thần Trà & Uất Luỹ ở trên 1 cây đào khổng lồ phía đông núi Sóc sơn (miền Bắc). Ma quỷ rất sợ 2 vị thần này, đến nổi sợ luôn cả cây đào. Vì đến cuối năm 2 thần phải về trời chầu Ngọc Hoàng nên người dân bẻ cành đào chưng trong nhà cho ma quỷ không quấy phá.
Múa Lân: Lân là 1 trong 4 con vật huyền thoại: long, lân, quy, phụng. Lân tượng trưng cho sức khoẻ vô địch, múa lân vừa là 1 trò tiêu khiển cho các em nhỏ vào dịp Tết, vừa khuyến khích các em trao dồi sức khoẻ. Thường đám múa lân dẫn đầu bằng ông địa, theo sau là vài con lân, mỗi con 2 người múa.
MuaRong.jpg

Chương trình Gala Nhạc Việt mang chủ đề Nhạc hội Tết Việt như một món quà Xuân đậm bản sắc quê hương sẽ mang những điều thú vị đến cho mọi gia đình Việt.

Nhạc hội Tết Việt lần đầu tiên được thực hiện tại TPHCM với sự tham gia của gần 100 ca sĩ, diễn viên, người mẫu và vũ công hàng đầu hiện nay tham gia: Cẩm Ly, Hồ Ngọc Hà, Nguyên Vũ, Vy Oanh, Quốc Đại, Noo Phước Thịnh, Minh Hằng, Ái Phương, Đinh Hương, Bùi Anh Tuấn, Tiêu Châu Như Quỳnh, Bảo Anh, Yến Chi, V.Music, Giao Thời, T.V.M, Thiều Bảo Trang, Thiều Bảo Trâm, Trấn Thành, NSƯT Thoại Mỹ, Khánh Thi, Thanh Thúy, Vân Trang, Khương Ngọc, Kim Cương, Nhan Phúc Vinh, Thảo Nhi, Lê Trung Cương,...

Nhạc hội Tết Việt có nhiều sự kết hợp lần đầu tiên của các nghệ sĩ, như: Trấn Thành - Thanh Thúy hài hước và tràn ngập tiếng cười thì Vân Trang - Nguyên Vũ lại thể hiện sự ngọt ngào và tình cảm. Ca sĩ Ái Phương - Khương Ngọc thành một cặp đôi đẹp, tình cảm với lần đầu tiên kết hợp trong một tiết mục, Tiêu Châu Như Quỳnh - Bùi Anh Tuấn khá ăn ý và tình tứ trong lần kết hợp đầu tiên này trên sân khấu, Thiều Bảo Trâm - Thiều Bảo Trang lại rộn ràng và quyến rũ hơn khi biểu diễn kết hợp vũ đạo.

Với Nhạc hội Tết Việt chào đón xuân Quý Tỵ 2013 này, rất nhiều nghệ sĩ đã rất hào hứng khi tham gia chương trình, chính vì thế họ đã mang khá nhiều tiết mục đặc sắc cũng như những sự chuẩn bị chu đáo cho Gala Nhạc Việt lần này.

[FLASH]http://static.mp3.zdn.vn/skins/mp3_main/flash/embed/zing_mp3_embed_v1.3.swf?xmlURL=http://mp3.zing.vn/xml/album-xml/ZmxnTkmsdJZcsDWykFJtbmkn&autostart=false[/FLASH]​

Năm mới đến ai cũng muốn gửi đến gia đình, người thân và bạn bè những lời chúc hay nhất, tốt đẹp nhất, nhiều ý nghĩa nhất và mong muốn chúng sẽ trở thành hiện thực.

Dưới đây là những lời chúc hay nhất cho năm Quý Tỵ 2013:


1. Năm hết Tết đến – Chúc ông chúc bà – Chúc cha chúc mẹ – Chúc cô chúc cậu – Chúc chú chúc dì – Chúc anh chúc chị – Chúc luôn các em – Chúc cả các cháu – Dồi dào sức khoẻ – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Suốt năm con Rắn.

2. Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như… heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như dịch châu chấu tràn về.

3. Năm Quý Tỵ, chúc mọi người vui vẻ như chim sẻ, khỏe mạnh như đại bàng, giàu sang như chim phụng, làm lụng như chim sâu, sống lâu như đà điểu nhé!

4. Mùa xuân xin chúc – Khúc ca an bình – Năm mới phát tài – Vạn sự như ý – Già trẻ lớn bé – Đầy ắp tiếng cười – Trên mặt ngời ngời – Tràn đầy hạnh phúc – Xuân đến hy vọng – Ấm no mọi nhà – Kính chúc ông bà – Sống lâu trăm tuổi – Kính chúc ba mẹ – Sức khoẻ dồi dào – Đôi lứa yêu nhau – Càng thêm nồng ấm – Các em bé nhỏ – Học giỏi chăm ngoan – Chúc Tết mọi người – Năm mới hoan hỉ – Gặp nhiều niềm vui…

5. “Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều”

6. Mùa Xuân này có nhiều người hỏi thăm và muốn ghé đến nhà bạn. Họ tên là Hạnh phúc, May mắn và Thịnh Vượng. Hãy mở cửa đón chào họ nhé!

7. Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc các ông, các bà, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỉ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở.

8. Chúc mừng năm mới. Chúc 365 ngày hạnh phúc 52 tuần như ý 12 tháng an vui 8.760 giờ thoải mái 52.600 phút may mắn và 1 Năm mới an khang thịnh vượng – phát tài phát lộc.

9. Năm mới Tết đến - Rước hên vào nhà - Quà cáp bao la - Mọi nhà no đủ - Vàng bạc đầy hũ - Gia chủ phát tài - Già trẻ gái trai - Sum vầy hạnh phúc - Cầu tài chúc phúc - Lộc đến quanh năm - An khang thịnh vượng.


Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc !!! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong tất cả mọi lĩnh vực….
CHÚC MỪNG NĂM MỚI !!!
 

D.E.V

Thanh Niên Xóm
Bài viết hay quá, giúp ta hiểu rõ hơn về phong tục ngày tết của người Việt Nam mình!
Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc mọi người nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc…
 

administrator

Administrator
Staff member
Chúc mọi người một năm mới vui vẻ và bình an, đạt được nhiều thành công.

Gửi tới gia đình mình lời chúc sức khỏe và bình an. Mong rằng cả nhà ta vẫn luôn hạnh phúc bên nhau. Chúc bố mẹ sức khỏe, em gái cũng sẽ biết nghe lời và học tập tốt hơn
 

Tít xù

Never Give Up
Chúc mọi người có 1 cái tết thật vui vẻ và ấm áp cùng gia đình và người thân :D
 

xethunglongbien

Thanh Niên Xóm
bài viết rất hay, cảm ơn bạn[-([-([-([-([-([-([-([-([-(>:D<:P
 
Bên trên