Nhà máy nước sạch thuộc dự án Bắc Thăng Long - Vân Trì (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội), với công suất 50.000m3/ngày đêm có nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho khu vực quận Cầu Giấy, Từ Liêm, KCN Thăng Long...
Nhưng đã 3 năm nay, kể từ ngày nhà máy đi vào hoạt động, những người dân sống cùng địa bàn với nhà máy vẫn không được hưởng nước sạch của nhà máy, họ vẫn phải dùng nước giếng khoan, với độ ô nhiễm rất cao, không đảm bảo sức khoẻ.
Nước mặt ô nhiễm, nước ngầm cạn kiệt
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn xã Kim Chung có khoảng 31.000 nhân khẩu, trong đó dân địa phương là 10.000 người và công nhân làm việc tại các KCN tạm trú là 21.000 người.
Với số lượng người quá tải như vậy, những cư dân sinh sống tại đây đang phải gánh chịu nhiều thiếu thốn, mà khó khăn nhất là nguồn nước sinh hoạt nơi đây đang bị ô nhiễm nặng, bởi hệ thống thoát nước không được quy hoạch đồng bộ với hệ thống xử lý nước thải của các KCN bên cạnh nên bị ứ đọng, hôi thối rất khó chịu.
Theo ông Trịnh Xuân Lộc - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Kim Chung - thì từ năm 2003 trên địa bàn xã đã hình thành KCN, kể từ đó lượng CN đổ về địa phương rất lớn, kéo theo tình trạng quá tải trong sinh hoạt, nước thải, rác thải xả ra bừa bãi. Rác thải không được thu gom mà chất đống đầu làng rồi đốt, không đảm bảo vệ sinh.
Theo những người dân đội 8, thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung dù nằm cạnh nhà máy nước, nhưng hiện nay nguồn nước giếng khoan cũng bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, phải khoan sâu 12m mới có nước, nhưng mùi rất tanh, nồng, người dân phải xây bể lọc thủ công để lọc nước, nhưng nước vẫn tanh, để sau vài giờ sẽ có váng vàng, nếu đổ 1 chén nước trà vào thì nước chuyển ngay thành màu tím, mặt khác là vào giờ cao điểm cũng không có nước để bơm lên.
Trước hiện tượng ô nhiễm trên, người dân xã Kim Chung đã mang mẫu nước đi xét nghiệm và kết quả nồng độ PH trong nước rất cao từ 314 đến 318 và nước nhiễm sắt, tạp chất hữu cơ, nếu không được xử lý đúng quy trình sẽ gây bệnh cho người sử dụng.
Khu đô thị "đói" nước sạch
Theo bà Trần Thị Bưởi - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Kim Chung - thì trong số 31.000 nhân khẩu đang sinh sống tại xã Kim Chung thì có trên 70% là nữ, do vậy nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt là rất lớn. Nhưng hiện nay toàn xã chưa hộ nào được sử dụng nước sạch của nhà máy, rất nhiều lần xã đã kiến nghị lên các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa có nước sạch để dùng.
Được biết, ngày 2.2.2009, UBND TP.Hà Nội đã có Quyết định số 545/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho các xã Kim Chung, Võng La, Đại Mạch của huyện Đông Anh. Dự án sẽ được triển khai trong vòng 2 năm (2009-2010) với tổng kinh phí 52.015 triệu đồng, do Cty nước sạch làm chủ đầu tư, đến năm 2010 khoảng 3.000 hộ dân của huyện Đông Anh sẽ được cấp nước sạch, nhưng đến nay sắp bước sang quý IV/2009 dự án vẫn chưa được triển khai.
Ông Lộc cho biết thêm: Từ ngày 25.8.2009, 1/2 xã Kim Chung được chuyển lên thành đô thị Kim Chung, đồng nghĩa với việc phát triển về hạ tầng cơ sở nhưng ở đây hầu như vẫn mạnh ai nấy làm chưa có những quy hoạch cụ thể, nhất là việc xây dựng hệ thống cống thoát nước thải, nên hệ thống nước mặt ô nhiễm đã ngấm xuống nguồn nước ngầm tăng thêm độ ô nhiễm của nguồn nước...
Trước tình trạng trên, để tự bảo vệ sức khoẻ của mình, người dân Kim Chung buộc phải xây bể lọc bằng cát vàng để lọc nước dùng, nhưng đấy chỉ là giải pháp tạm thời và "khuất mắt trông coi", vì đó vẫn chưa phải là nguồn nước sạch, an toàn.
Nhưng đã 3 năm nay, kể từ ngày nhà máy đi vào hoạt động, những người dân sống cùng địa bàn với nhà máy vẫn không được hưởng nước sạch của nhà máy, họ vẫn phải dùng nước giếng khoan, với độ ô nhiễm rất cao, không đảm bảo sức khoẻ.
Nước mặt ô nhiễm, nước ngầm cạn kiệt
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn xã Kim Chung có khoảng 31.000 nhân khẩu, trong đó dân địa phương là 10.000 người và công nhân làm việc tại các KCN tạm trú là 21.000 người.
Với số lượng người quá tải như vậy, những cư dân sinh sống tại đây đang phải gánh chịu nhiều thiếu thốn, mà khó khăn nhất là nguồn nước sinh hoạt nơi đây đang bị ô nhiễm nặng, bởi hệ thống thoát nước không được quy hoạch đồng bộ với hệ thống xử lý nước thải của các KCN bên cạnh nên bị ứ đọng, hôi thối rất khó chịu.
Theo ông Trịnh Xuân Lộc - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Kim Chung - thì từ năm 2003 trên địa bàn xã đã hình thành KCN, kể từ đó lượng CN đổ về địa phương rất lớn, kéo theo tình trạng quá tải trong sinh hoạt, nước thải, rác thải xả ra bừa bãi. Rác thải không được thu gom mà chất đống đầu làng rồi đốt, không đảm bảo vệ sinh.
Theo những người dân đội 8, thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung dù nằm cạnh nhà máy nước, nhưng hiện nay nguồn nước giếng khoan cũng bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, phải khoan sâu 12m mới có nước, nhưng mùi rất tanh, nồng, người dân phải xây bể lọc thủ công để lọc nước, nhưng nước vẫn tanh, để sau vài giờ sẽ có váng vàng, nếu đổ 1 chén nước trà vào thì nước chuyển ngay thành màu tím, mặt khác là vào giờ cao điểm cũng không có nước để bơm lên.
Trước hiện tượng ô nhiễm trên, người dân xã Kim Chung đã mang mẫu nước đi xét nghiệm và kết quả nồng độ PH trong nước rất cao từ 314 đến 318 và nước nhiễm sắt, tạp chất hữu cơ, nếu không được xử lý đúng quy trình sẽ gây bệnh cho người sử dụng.
Khu đô thị "đói" nước sạch
Theo bà Trần Thị Bưởi - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Kim Chung - thì trong số 31.000 nhân khẩu đang sinh sống tại xã Kim Chung thì có trên 70% là nữ, do vậy nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt là rất lớn. Nhưng hiện nay toàn xã chưa hộ nào được sử dụng nước sạch của nhà máy, rất nhiều lần xã đã kiến nghị lên các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa có nước sạch để dùng.
Được biết, ngày 2.2.2009, UBND TP.Hà Nội đã có Quyết định số 545/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho các xã Kim Chung, Võng La, Đại Mạch của huyện Đông Anh. Dự án sẽ được triển khai trong vòng 2 năm (2009-2010) với tổng kinh phí 52.015 triệu đồng, do Cty nước sạch làm chủ đầu tư, đến năm 2010 khoảng 3.000 hộ dân của huyện Đông Anh sẽ được cấp nước sạch, nhưng đến nay sắp bước sang quý IV/2009 dự án vẫn chưa được triển khai.
Ông Lộc cho biết thêm: Từ ngày 25.8.2009, 1/2 xã Kim Chung được chuyển lên thành đô thị Kim Chung, đồng nghĩa với việc phát triển về hạ tầng cơ sở nhưng ở đây hầu như vẫn mạnh ai nấy làm chưa có những quy hoạch cụ thể, nhất là việc xây dựng hệ thống cống thoát nước thải, nên hệ thống nước mặt ô nhiễm đã ngấm xuống nguồn nước ngầm tăng thêm độ ô nhiễm của nguồn nước...
Trước tình trạng trên, để tự bảo vệ sức khoẻ của mình, người dân Kim Chung buộc phải xây bể lọc bằng cát vàng để lọc nước dùng, nhưng đấy chỉ là giải pháp tạm thời và "khuất mắt trông coi", vì đó vẫn chưa phải là nguồn nước sạch, an toàn.
Theo: Báo Lao Động
:164: