Đến năm cuối, tôi quyết định không tham dự kỳ thi tốt nghiệp. Quyết định đó là sự phản ứng lại của những năm tháng học sinh, sinh viên luôn cam chịu dưới áp lực của gia đình.
Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Nhà tôi có 6 anh em và tôi là con trai út.
Gia đình tôi rất hà khắc trong việc giáo dục con cái. Từ nhỏ, tôi luôn bị ép buộc học giỏi và phải đứng đầu lớp, đầu trường. Nhiều lúc tôi cũng muốn bay nhảy chơi đùa nhưng đều bị cấm cản. Càng về sau, sự chịu đựng đã ăn sâu vào tính cách của tôi.
Tôi muốn trở thành một bác sĩ nhưng gia đình tôi lại muốn tôi làm địa chính. Tôi chần chừ. Bố mẹ chửi tôi là đồ bất hiếu và khóc lóc khi tôi làm trái ý. Không chịu nổi áp lực đó tôi đành nhắm mắt chọn địa chính.
Tôi học vì trách nhiệm với gia đình chứ không có một chút đam mê, hứng thú. Dù vậy, tôi vẫn luôn chăm chỉ học tập, mấy năm liền luôn là sinh viên giỏi. Bạn bè trong trường xem tôi là “thần tượng”.
Mỗi lần nhìn thấy khuôn mặt hãnh diện của bố mẹ lòng tôi lại chùng lại. Nhưng tôi tự hỏi: “Không lẽ mình phải đeo thứ không đam mê đến suốt cuộc đời sao?”
Đến năm cuối, tôi quyết định không tham dự kỳ thi tốt nghiệp. Quyết định đó là sự phản ứng lại của những năm tháng học sinh, sinh viên luôn cam chịu.
Tôi đi xin việc và nói dối là trường vẫn chưa làm bằng tốt nghiệp xong. Lúc phỏng vấn, sếp của tôi chỉ kiểm tra trình độ bằng cách sử dụng phần mềm chuyên ngành. Điều này đơn giản vì tuy tôi không yêu thích nhưng vẫn luôn cố gắng học hỏi và tìm tòi.
Sau bài kiểm tra đó, sếp đánh giá tôi giỏi và nhận tôi vào làm việc. Tuy vậy, dù cố gắng làm việc nhưng tôi vẫn không thể có niềm đam mê. Nhiều đứa bạn tôi bảo tôi quay về thi lấy bằng tốt nghiệp nhưng tôi không chịu. Kỳ hạn 4 năm thi tốt nghiệp đã trôi qua.
Làm ngành địa chính được một thời gian, tôi quyết định theo đuổi niềm đam mê làm bác sĩ. Ngày tôi nộp đơn xin nghỉ việc, sếp bảo thấy tiếc cho tôi vì tôi có tài, và bảo tôi nếu sau này muốn quay về thì sếp luôn đón nhận tôi. Câu nói đó là sự khích lệ lớn.
Ngày tôi vào lại Sài Gòn để đi học là những thời gian rất vất vả. Nhưng mỗi lần nghĩ đến việc đang được theo đuổi đam mê của mình là tôi vẫn vui cười, chăm chỉ học tập. Tôi không thấy hối tiếc vì việc bắt đầu lại từ đầu.
Đến giờ gia đình tôi vẫn chưa biết việc tôi không có bằng tốt nghiệp. Tôi tin chắc rằng một ngày nào đó tôi sẽ trình bố mẹ tôi cái bằng tốt nghiệp mới. Nhưng đó không phải bằng của ngành địa chính mà là bằng tốt nghiệp loại giỏi của ngành bác sĩ.
Có thể cuộc đời tôi khá may mắn nhưng sự may mắn đó đều do bản thân mình. “Khi một cánh cửa đóng lại thì một cánh cửa khác sẽ mở ra”.
Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu lại từ đầu.
Minh Pham
Nguồn
Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Nhà tôi có 6 anh em và tôi là con trai út.
Gia đình tôi rất hà khắc trong việc giáo dục con cái. Từ nhỏ, tôi luôn bị ép buộc học giỏi và phải đứng đầu lớp, đầu trường. Nhiều lúc tôi cũng muốn bay nhảy chơi đùa nhưng đều bị cấm cản. Càng về sau, sự chịu đựng đã ăn sâu vào tính cách của tôi.
Tôi muốn trở thành một bác sĩ nhưng gia đình tôi lại muốn tôi làm địa chính. Tôi chần chừ. Bố mẹ chửi tôi là đồ bất hiếu và khóc lóc khi tôi làm trái ý. Không chịu nổi áp lực đó tôi đành nhắm mắt chọn địa chính.
Tôi học vì trách nhiệm với gia đình chứ không có một chút đam mê, hứng thú. Dù vậy, tôi vẫn luôn chăm chỉ học tập, mấy năm liền luôn là sinh viên giỏi. Bạn bè trong trường xem tôi là “thần tượng”.
Mỗi lần nhìn thấy khuôn mặt hãnh diện của bố mẹ lòng tôi lại chùng lại. Nhưng tôi tự hỏi: “Không lẽ mình phải đeo thứ không đam mê đến suốt cuộc đời sao?”
Đến năm cuối, tôi quyết định không tham dự kỳ thi tốt nghiệp. Quyết định đó là sự phản ứng lại của những năm tháng học sinh, sinh viên luôn cam chịu.
Tôi đi xin việc và nói dối là trường vẫn chưa làm bằng tốt nghiệp xong. Lúc phỏng vấn, sếp của tôi chỉ kiểm tra trình độ bằng cách sử dụng phần mềm chuyên ngành. Điều này đơn giản vì tuy tôi không yêu thích nhưng vẫn luôn cố gắng học hỏi và tìm tòi.
Sau bài kiểm tra đó, sếp đánh giá tôi giỏi và nhận tôi vào làm việc. Tuy vậy, dù cố gắng làm việc nhưng tôi vẫn không thể có niềm đam mê. Nhiều đứa bạn tôi bảo tôi quay về thi lấy bằng tốt nghiệp nhưng tôi không chịu. Kỳ hạn 4 năm thi tốt nghiệp đã trôi qua.
Làm ngành địa chính được một thời gian, tôi quyết định theo đuổi niềm đam mê làm bác sĩ. Ngày tôi nộp đơn xin nghỉ việc, sếp bảo thấy tiếc cho tôi vì tôi có tài, và bảo tôi nếu sau này muốn quay về thì sếp luôn đón nhận tôi. Câu nói đó là sự khích lệ lớn.
Ngày tôi vào lại Sài Gòn để đi học là những thời gian rất vất vả. Nhưng mỗi lần nghĩ đến việc đang được theo đuổi đam mê của mình là tôi vẫn vui cười, chăm chỉ học tập. Tôi không thấy hối tiếc vì việc bắt đầu lại từ đầu.
Đến giờ gia đình tôi vẫn chưa biết việc tôi không có bằng tốt nghiệp. Tôi tin chắc rằng một ngày nào đó tôi sẽ trình bố mẹ tôi cái bằng tốt nghiệp mới. Nhưng đó không phải bằng của ngành địa chính mà là bằng tốt nghiệp loại giỏi của ngành bác sĩ.
Có thể cuộc đời tôi khá may mắn nhưng sự may mắn đó đều do bản thân mình. “Khi một cánh cửa đóng lại thì một cánh cửa khác sẽ mở ra”.
Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu lại từ đầu.
Minh Pham
Nguồn