Luật bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân được ban hành cách đây 20 năm, Pháp lệnh vệ sinh an toàn đã được nâng thành Luật nhưng vẫn chưa có liều thuốc đủ mạnh điều trị vấn nạn thực phẩm bẩn.
>> 8 triệu người dân có nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Tháng 9/2009, lực lượng chức năng của Hà Nội phát hiện hàng chục tấn “mỡ bẩn” đang trên đường lưu thông và chứa tại kho một công ty TNHH ở Đông Anh. Tiếp đó, TP HCM, Đà Nẵng cũng phát hiện chuyện sản xuất, lưu thông “mỡ bẩn” trên địa bàn. Tưởng chuyện “động trời” này bị chính quyền xử lý, công luận lên án thì sẽ chấm dứt, nhưng ngày 24/11, Công an TP HCM và các lực lượng chức năng lại phát hiện hai ổ chuyên sản xuất các loại “mỡ bẩn” tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn với hiện vật là hơn 70 tấn mỡ bột, tóp mỡ thành phẩm được sản xuất với quy trình... đại bẩn!
Và, trong khi tình trạng cánh, tim, gan, chân gà... chưa an toàn được nhập khẩu từ phương Tây với quy mô công nghiệp, chưa được giải quyết dứt điểm ở phía Nam thì ở biên giới phía Bắc, nội tạng động vật với số lượng hàng chục tấn ngày, chất lượng... kinh hoàng lại đang ồ ạt tràn vào Lạng Sơn tuồn về Hà Nội và tới các tỉnh, thành khác.
Một câu hỏi đặt ra là, vì sao những sự việc này vẫn cứ lặp đi, lặp lại và lây lan như dịch từ nơi này sang nơi khác? Cần có thái độ mới đối với vấn đề này thế nào?
Ở nước ta, Luật bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã được Quốc hội ban hành từ năm 1989, đến nay đã tròn 20 năm. Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã được ban hành từ năm 2003 và đã được sửa đổi nâng lên thành Luật an toàn thực phẩm đang được kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII xem xét. Nhưng thực tế thì những “liều thuốc” này chưa đủ hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh “thực phẩm bẩn”.
Trong năm 2008, cả nước có gần 8.000 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, tăng 18% so với năm 2007, trong đó, 56 người tử vong. 10 tháng của năm nay, tình hình xem ra cải thiện hơn khi cả nước chỉ xảy ra 73 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.600 người bị ngộ độc, 15 người tử vong. Tuy nhiên, đây chỉ là những con số thiệt hại được nhìn thấy. Còn tác hại từ những hoá chất, vi khuẩn qua đường thực phẩm bẩn vào lưu ký rồi gây ảnh hưởng lâu dài tới bệnh tật, sức khoẻ người dân ra sao - thì đến giờ vẫn chưa ai có thể thống kê hết được.
Với nhiều nước trên thế giới, khi nhập khẩu cũng như muốn sản xuất, lưu thông thực phẩm thường phải trải qua các quy định rất nghiêm ngặt, thậm chí có những khâu kiểm soát tưởng như quá “cực đoan”. Nhưng nhờ vậy, tình trạng thực phẩm bẩn ít có cơ hội lưu hành, số ca ngộ độc thực phẩm cũng hiếm xảy ra. Đáng chú ý là, Trung Quốc vừa quyết định thi hành tử hình hai bị cáo liên quan đến vụ sữa bẩn chứa melamine, khiến 6 trẻ sơ sinh thiệt mạng và ảnh hưởng tới sức khoẻ của hơn 300.000 trẻ khác.
Ở nước ta, với thực tế hàng chục người tử vong vì bị ngộ độc thực phẩm (mà chủ yếu là do thực phẩm bẩn gây ra), hàng nghìn người khác bị ảnh hưởng sức khoẻ, cùng những hình phạt còn rất nhẹ, đủ thấy sự cấp thiết phải có những thái độ nghiêm khắc với những người sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn. Thái độ ấy phải được luật hoá, quy rõ trách nhiệm chứ không thể ba, bốn bộ “quản lý” một mâm cơm mà vẫn chưa ổn như hiện nay. Cho nên, việc hôm qua, Quốc hội tiếp tục đưa ra mổ xẻ, đóng góp ý kiến vào dự Luật An toàn vệ sinh thực phẩm là rất cần thiết. Nhưng, cấp thiết hơn là thái độ đúng đắn, nghiêm khắc với loại thực phẩm này từ các cơ quan quản lý và người tiêu dùng. Khi đó, thực phẩm “bẩn” sẽ bị thu hẹp đất sống và đi đến “diệt vong”.
>> 8 triệu người dân có nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Tháng 9/2009, lực lượng chức năng của Hà Nội phát hiện hàng chục tấn “mỡ bẩn” đang trên đường lưu thông và chứa tại kho một công ty TNHH ở Đông Anh. Tiếp đó, TP HCM, Đà Nẵng cũng phát hiện chuyện sản xuất, lưu thông “mỡ bẩn” trên địa bàn. Tưởng chuyện “động trời” này bị chính quyền xử lý, công luận lên án thì sẽ chấm dứt, nhưng ngày 24/11, Công an TP HCM và các lực lượng chức năng lại phát hiện hai ổ chuyên sản xuất các loại “mỡ bẩn” tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn với hiện vật là hơn 70 tấn mỡ bột, tóp mỡ thành phẩm được sản xuất với quy trình... đại bẩn!
Và, trong khi tình trạng cánh, tim, gan, chân gà... chưa an toàn được nhập khẩu từ phương Tây với quy mô công nghiệp, chưa được giải quyết dứt điểm ở phía Nam thì ở biên giới phía Bắc, nội tạng động vật với số lượng hàng chục tấn ngày, chất lượng... kinh hoàng lại đang ồ ạt tràn vào Lạng Sơn tuồn về Hà Nội và tới các tỉnh, thành khác.
Một câu hỏi đặt ra là, vì sao những sự việc này vẫn cứ lặp đi, lặp lại và lây lan như dịch từ nơi này sang nơi khác? Cần có thái độ mới đối với vấn đề này thế nào?
Ở nước ta, Luật bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã được Quốc hội ban hành từ năm 1989, đến nay đã tròn 20 năm. Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã được ban hành từ năm 2003 và đã được sửa đổi nâng lên thành Luật an toàn thực phẩm đang được kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII xem xét. Nhưng thực tế thì những “liều thuốc” này chưa đủ hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh “thực phẩm bẩn”.
Trong năm 2008, cả nước có gần 8.000 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, tăng 18% so với năm 2007, trong đó, 56 người tử vong. 10 tháng của năm nay, tình hình xem ra cải thiện hơn khi cả nước chỉ xảy ra 73 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.600 người bị ngộ độc, 15 người tử vong. Tuy nhiên, đây chỉ là những con số thiệt hại được nhìn thấy. Còn tác hại từ những hoá chất, vi khuẩn qua đường thực phẩm bẩn vào lưu ký rồi gây ảnh hưởng lâu dài tới bệnh tật, sức khoẻ người dân ra sao - thì đến giờ vẫn chưa ai có thể thống kê hết được.
Với nhiều nước trên thế giới, khi nhập khẩu cũng như muốn sản xuất, lưu thông thực phẩm thường phải trải qua các quy định rất nghiêm ngặt, thậm chí có những khâu kiểm soát tưởng như quá “cực đoan”. Nhưng nhờ vậy, tình trạng thực phẩm bẩn ít có cơ hội lưu hành, số ca ngộ độc thực phẩm cũng hiếm xảy ra. Đáng chú ý là, Trung Quốc vừa quyết định thi hành tử hình hai bị cáo liên quan đến vụ sữa bẩn chứa melamine, khiến 6 trẻ sơ sinh thiệt mạng và ảnh hưởng tới sức khoẻ của hơn 300.000 trẻ khác.
Ở nước ta, với thực tế hàng chục người tử vong vì bị ngộ độc thực phẩm (mà chủ yếu là do thực phẩm bẩn gây ra), hàng nghìn người khác bị ảnh hưởng sức khoẻ, cùng những hình phạt còn rất nhẹ, đủ thấy sự cấp thiết phải có những thái độ nghiêm khắc với những người sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn. Thái độ ấy phải được luật hoá, quy rõ trách nhiệm chứ không thể ba, bốn bộ “quản lý” một mâm cơm mà vẫn chưa ổn như hiện nay. Cho nên, việc hôm qua, Quốc hội tiếp tục đưa ra mổ xẻ, đóng góp ý kiến vào dự Luật An toàn vệ sinh thực phẩm là rất cần thiết. Nhưng, cấp thiết hơn là thái độ đúng đắn, nghiêm khắc với loại thực phẩm này từ các cơ quan quản lý và người tiêu dùng. Khi đó, thực phẩm “bẩn” sẽ bị thu hẹp đất sống và đi đến “diệt vong”.