Rap: văn hóa ngôn ngữ ghetto

emlahangvip

i don't give a f***
Chả nà thấy mấy bạn chia sẻ kinh nghiệm hay quá...mình post 1 bài chơi:D

Như đã thấy, Kool Herc có những home boys (“gà nhà”) như Coke La Rock và Clark Kent để rap theo những phần nhạc cụ trong các đĩa nhạc do Herc chơi. Coke và Clark thường xướng đọc những vần ứng khẩu hay những cảm nghĩ đã được thử trước, để lôi cuốn các vũ công trong các sô của họ. Các hoạt động trước micro này mang đến cho những người làm vậy cái biệt danh MC (đọc như “em xi”) có nghĩa là: Master of Ceremony (chủ lễ) hay Mic Controller (người sử dụng micro). Thế nhưng hành động thao dượt ngôn ngữ như vậy đã được biết trước đó dưới cái tên “Rap”.




“Rap” trong tiếng Anh có nghĩa là một cái gõ nhanh và nhẹ gây một tiếng động khẽ. Cũng có nghĩa là liên lạc bằng những tiếng gõ. Trong tiếng lóng Mỹ-Phi, từ “rap” chỉ định một người có ngôn ngữ sắc bén, sử dụng ngôn ngữ một cách lanh lẹ như H. “Rap” Brown, ngày nay được biết đến dưới cái tên Jamil Abdullah Al-Amine. Trong thập kỷ 60, Rap Brown là đảng viên của nhóm sinh viên bất bạo động SNCC (Student Non-Violent Coordination Comittee), rồi của Black Panther Party. Anh đã được cái biệt danh “Rap” trong những trò đấu khẩu được gọi là “dozens” mà anh là một tay thiện nghệ trong ghetto. Môn thể dục bằng mồm này đã được bọn trẻ ghetto thực hành, pha trộn các tiếng lóng của ngôn ngữ hè phố với sự ứng khẩu tức thì. Tiếng tăm của H. Rap Brown đã khiến cho từ “rap” được phổ cập nhanh chóng. Bơœi Rap Brown đã từng là bộ trưởng của Black Panther Party và là một trong các diễn giả đã gây ấn tượng mạnh nhất của các thế hệ những nhà cách mạng trẻ.




Cách sử dụng tài tình lời ăn tiếng nói ấy là một truyền thống rất đặc biệt của người Mỹ-Phi, và trở ngược về tận châu Phi và các thầy phù thủy kể lại những huyền thoại và lịch sử các bộ lạc và các gia đình. Ở châu Phi, các thầy phù thủy là những kẻ giữ gìn lịch sử chung. Con cháu những người nô lệ gìn giữ cái nét đó trong di sản, nhưng đã cập nhật nó vào thực tại nước Mỹ và thế kỷ 20. Rap gợi hình ảnh một mục sư giảng đạo trong Nhà thờ trên cái nền âm thanh của Gospel, hình ảnh một “bluesman” diễn tả cái thực tế tái tê của cuộc đời mình, hình ảnh một Louis Armstrong nói theo nhịp điệu của hai chiếc kèn đồng. Hoặc hình ảnh của những Lats Poets, đã hòa hợp thi ca của họ với nhịp tiết vừa thành thị vừa truyền thống, của những nhạc cụ có âm huởng (percussion) trên các đường phố Harlem. Hay thêm nữa, hình ảnh một Gil Scott Heron đọc các bài thơ cuœa mình trong tiếng nhạc soul.
Rap, với tư cách văn hóa truyền khẩu, đã luôn luôn là một yếu tố căn bản của văn hóa Mỹ-Phi. Các DJ của các đài phát thanh đã giữ một vai quan trọng trong cộng đồng da đen, với tính cách là nguồn thông tin âm nhạc cũng như chính trị. Cái tài ăn nói “bép xép” (gift to gab) của các tay DJ đài được hoan nghênh, và đã từng là một nguồn cảm hứng cho các tay rap đương thời, tuy cái từ “rap” cũng được liên kết (với “Jack the ripper”, tên sát nhân đã giết chết các cô gái điếm trong sương mù Luân Đôn thế kỷ 19) bằng cách chơi chữ, như trong trường hợp “Jack the rapper”.




Tất nhiên truyền thống khẩu truyền ấy cũng hòa lẫn vào các bài ca soul. James Brown rap “Brother Rap”, và chắc chắn anh đã phổ biến trên tỷ lệ hoàn cầu cái âm thanh mới lạ đó. Nhưng anh không phải là người đầu tiên đã xen một phần nói suông vào ca khúc. Issac Hayes, Barry White, và dĩ nhiên Millie Jackson cũng đã đệm những đoạn rap (nói suông) trong những chỗ “laid-back” (cool/nguội) của bài hát. Thực thế, từ “rap” từng được sử dụng để gọi sự nói theo nhạc, và nữ ca sĩ Millie Jackson là người đã quen thuộc với những khúc ca như thế, khiến cô có thể tiếp tục triển khai ở các đoạn có ca từ (lời nói được phổ nhạc) những chủ đề thường rất sexy trong các bài hát của cô. Cô cũng sẽ không quên cười cợt các tay rapper sau này đã nợ cô tất cả, như trong bài “I had to say it” cô nhạo báng ra mặt những Sugar Hill Gang và những Kurtis Blow khác.




Trên bình diện âm nhạc, rap nằm trong dòng tiếp nối nhạc funk và soul. Những âm thanh hiếm hoi, chỉ những người sành điệu mới được biết, nhờ có rap mà đã có thêm được một tuổi trẻ thứ hai. Les Metters, Sly & the family Stone, trọn bộ P. Funk của George Clinton, Curtis Mayfield, Isley Brothers, Ohio Players, O’ Jays, James Brown, Issac Hayes, Millie Jackson vừa kể… và nhiều tên tuổi khác đã cấu tạo các nền nhạc cho âm thanh “rap”.
Theo VHH!
 
Bên trên