QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VỀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ , HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA .
Tất nhiên , do sự hạn chế của một bài tiểu luận , của thời gian chuẩn bị và của khả năng nhận thức bản thân nên không tránh khỏi những sai sót .
1.QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
1.1.Cơ sở khoa học của quan điểm toàn diện - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật. Nghiên cứu nguyên lý này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là cơ sở của khoa học của quan điểm, toàn diện trong nhận thức, xem xét các sự vật và hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn.
Phương pháp siêu hình coi các sự vật và hiện tượng trong thế giới là những cái tồn tại tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có mối liên hệ ràng buộc qui định và chuyển hoá lẫn nhau, nếu có chỉ là những liên hệ có tính chất ngẫu nhiên hời hợt bên ngoài. Quan niệm trên đây của phương pháp siêu hình đã dẫn đến những quan niệm sai lầm về thế giới quan triết học, dựng lên những ranh giới giả tạo giữa các sự vật hiện tượng, đối lập một cách siêu hình giữa các ngành nghiên cứu khoa học .Vì vậy phương pháp siêu hình không có khả năng phát hiện ra cái chung, cái bản chất và qui luật của sự vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng trên thế giới.
Ngược lại những người theo quan điểm biên chứng đặt sự tồn tại, vận động và phát triển của thế giới vật chất trong mối liên hệ phổ biến ,coi sự vật và hiện tượng muôn hình muôn vẻ. Trên thế giới không có cái nào tồn tại độc lập ,biệt lập mà chúng là một thể thống nhất, trong đó các sự vật và hiện tượng tồn tại bằng cách tác động lẫn nhau, qui định và chuyển hoá lẫn nhau không có sự vật nào tồn tại tuyệt đối độc lập. Điều này do vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng vận động, mà vận động có nghĩa là liên hệ.
Tính phổ biến của mối liên hệ được biểu hiện về mặt không gian của thế giới vật chất: Sự vật hiện tượng nào cũng đều có mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Chẳng hạn: Trong giới vĩ mô có nhiều hành tinh, mỗi hành tinh là một thực thể riêng biệt song vẫn có sự tác động qua lại lẫn nhau .
Trong bản thân mỗi sự vật hiện tượng, các yếu tố, các bộ phận cũng có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Một ví dụ đơn giản đối với một cây xanh nếu bộ phận rễ cây không thực hiện tốt chức năng của mình (hút muối và chất khoáng) thì bộ phận lá cây cũng bị ảnh hưởng và do đó chức năng hô hấp, quang hợp của cây cũng bị ảnh hưởng .
Xét về thời gian của thế giới vật chất: Giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của sự vật, hiện tượng cũng có mối liên hệ lẫn nhau hiện tại là kết quả của quá khứ đồng thời là xu hướng của tương lai. Ví dụ: Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay là kết quả của quá trình cải thiện không ngừng mọi mặt sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta (Sau đại hội Đảng VI -1986) xoá bỏ dần lao động thủ công, đồng thời nó cũng là xu hướng của một Việt Nam trong tương lai với một nền công nghệ tiên tiến hiện đại tự động hoá mọi khâu của quá trình lưu thông hàng hoá tính đa dạng, phong phú (tính phổ biến) của thế giới vật chất không chỉ thể hiện về mặt không gian và thời gian của chúng. Mà còn xem xét chúng dưới góc độ của mối liên hệ bên trong - bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp; mối liên hệ bản chất - không bản chất; giữa tất yếu và ngẫu nhiên... Các mối liên hệ trong tổng thể của sự vật hiện tượng quy định sự tồn tại và phát triển của chúng, tuy nhiên vị trí của từng mối liên hệ trong việc quy định đó là không hoàn toàn như nhau. Cái cốt lõi là trong tổng số các mặt các mối liên hệ đó phải tìm ra được những mặt, những mối liên hệ bản chất, chủ yếu, bên trong để kết luận đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.
Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng lấy đó là cơ sở khoa học cho quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật và hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn.
1.2 Nội dung của quan điểm toàn diện
Quan điển toàn diện đòi hỏi trong quá trình xem xét (nhận thức) và cải biến (thực tiễn) thế giới vật chất phải dựa trên quan điểm toàn diện tức là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật và hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn về sự vật, chúng ta phải xem xét chúng trong môi liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuụôc tính khác nhau của chính sự vật đó; Trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp). Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người ứng với mỗi người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối không đầy đủ, không trọn vẹn.
Như vậy quá trình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận, để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể đến nhận thức nhiều mặt nhiều mối liên hệ của sự vật đó; và cuối cùng khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chât của sự vật, tránh thái độ cực đoan, phiến diện, một chiều.
Ví dụ: Khi xem xét mức độ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số quốc gia phải xem xét dưới nhiều góc độ như khoa học kỹ thuật; kết cấu hạ tầng; nguồn lực con người (số lượng lao động, chất lượng lao động, mức độ nhận thức về sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá); Cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành kinh tế; cơ cấu vùng kinh tế; cơ cấu giữa thị tứ, thị xã thị trấn, thành phố và đô thị; cơ cấu thành phần kinh tế); xem xét mức độ quốc tế hoá nền kinh tế và những mối quan hệ đối ngoại khác; xem xét trình độ văn hoá - y tế - giáo dục, một số ngành kinh tế dịch vụ và những điều kiện phúc lợi xã hội khác... Trên cơ sở xem xét đó rút ra những mối liên hệ bên trong, bản chất để từ đó có biện pháp tác động điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu định hướng của quốc gia đó.
Với tư cách là phương pháp luận trong hoạt đông thực tiễn quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác. Muốn vậy, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng.
Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn cũng đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữa “giữa chính sách dàn đều” và “ chính sách có trọng điểm”. Trong đại hội Đảng VI xác định công cuộc đổi mới là đổi mới toàn diện, đồng bộ, triệt để song lấy đổi mới kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản để tạo điều kiện đỏi mới chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội. Trong đổi mới kinh tế lại xác định xây dựng phát triểm cơ sở vật chất - kỹ thuật đầu tư có trọng điểm vào một số ngành công nghiệp trong đó có ưu điểm phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp mũi nhọn (Công nghiệp năng lượng; công nghiệp cơ khí, chế tạo máy; công nghiệp hoá chất và hoá dầu, công nghiệp điện tử - tin học...)
Cần phân biệt quan điểm toàn diện với: chủ nghĩa triết chung với thuật nguỵ biện - các phương pháp luận sai lầm trong việc xem xét sự vật, hiện tượng. Chủ nghĩa triết trung tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau, nhưng lại kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành một hình ảnh không đúng về sự vật. Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ra mặt bản chất, mối liên hệ căn bản cho nên rơi vào chỗ cào bằng các mặt tức là đánh đồng vị trí của các mối liên hệ trong đó không nắm được bản chất của sự vật nên hoàn toàn bất lực khi cần phải có quyết sách đúng đắn. Thuật ngụy biện cũng để ý tới những mặt, những mối liên hệ khác nhau của sự vật nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất do đó không nhận thức đúng về sự vật hiện tượng nên tất yếu sẽ thất bại trong hoạt động thực tiễn.
Trên cơ sở quan điểm toàn diện (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến) ta xem xét sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay trong mối liên hệ bản chất, bên trong, trực tiếp, gián tiếp để tiến tới mục tiêu đưa nước ta tiến lên một tầm cao mới, theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà toàn Đảng và Nhà nước đặt ra./
2. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VẤN ĐỀ
CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG
SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1 Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là gì?
Có thể khẳng định rằng, bất cứ một nước chậm phát triển nào, muốn đạt được trình đọ của một nước phát triển đều phải trải qua một nấc thang có tính tất yếu lịch sử, đó là công nghiệp hoá. Trong thời đại ngày nay công nghiệp hoá (CNH) bao hàm trong đó có cả hiện đại hoá (HĐH).
Không nên chỉ hiểu công nghiệp hoá theo nghĩa hẹp; theo nghĩa nó là quá trình hình thành cách thức sản xuất dựa trên ký thuật và công nghệ hiện đại riêng trong lĩnh vực tiểu công nghiệp và công nghiệp, mà nên hiểu theo nghĩa rộng, theo nghĩa quá trình đó diễn ra trong tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế quốc dân.
Từ thực tiễn công nghiệp hoá (CNH) trên thế giới và ở nước ta, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đưa ra các quan điểm như: Trong thời đại ngày nay CNH phải gắn liền với HĐH; Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và quốc tế, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu cong nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó có nền kinh té nhà nước là chủ đạo; lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cho sự phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn lièn với tiến bộ kinh tế và tiến bộ xã hội...
Tóm lại có thể hiểu: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình thay đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công làm chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Như vậy xét đến cùng, những quan điểm của đảng về vấn đề CNH-HĐH cũng xuất phát từ quan điểm toàn diện của triết học Mac-Lê nin coi đây là quá trình biến đổi “căn bản” “ toàn diện’’ mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, đặt sự nghiệp CNH-HĐH trong mối liên hệ phổ biến với các sự vật hiện tượng khác của đời sống kinh tế xã hội
2.2. Bối cảnh trong nước và quốc tế :
Nước ta tiến hành sự nghiệp CNH- HĐH trong tình hình kinh tế diễn biến nhanh chóng phức tạp nền kinh tế nước ta cũng có sự vận động chuyển đổi không ngừng bao gồm cả những khó khăn, thuận lợi nhất định.
2.2.1. Bối cảnh quốc tế
Quan điểm toàn diện coi bối cảnh quốc tế là một mặt, một mối liên hệ quan trọng không thể thiếu, có tác động lớn đến sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta.
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung cũng như sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta nói riêng vẫn tiếp tục phát triển trong tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố khó lường.
Thứ nhất, chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông âu sụp đổ khiến CNXH tạn thời lâm vào thoái trào nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất thời đại: loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn còn tồn tại và phát triển có mặt sâu sác hơn, nội dung và hình thức có nhiều nét mới. Đấu tranh dân tộc và giai cấp vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức .
Thứ hai, nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi , nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tọc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi .
Thứ ba, cách mạng khoa học và công nghệ vẫn tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao hơn, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá kinh tế và đời sống xã hội.
Thứ tư, cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, bùng nổ dân số, bệnh tật hiểm nghèo, phân hoá giầu nghèo) không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, mà cần phải có sự hợp tác đa phương giữa các quốc gia .
Thứ năm, khu vực Châu á Thái bình dương đang có những bước phát triển đầy năng động cao. Đồng thời khu vực này cũng tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây bất ổn định.
Bên cạnh đó hiện nay trong quan hệ quốc tế nổi bật lên xu thế hoà bình ổn định hợp tác phát triển đấu tranh vì hoà bình.
Nguồn: Sưu tầm
Tất nhiên , do sự hạn chế của một bài tiểu luận , của thời gian chuẩn bị và của khả năng nhận thức bản thân nên không tránh khỏi những sai sót .
1.QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
1.1.Cơ sở khoa học của quan điểm toàn diện - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật. Nghiên cứu nguyên lý này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là cơ sở của khoa học của quan điểm, toàn diện trong nhận thức, xem xét các sự vật và hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn.
Phương pháp siêu hình coi các sự vật và hiện tượng trong thế giới là những cái tồn tại tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có mối liên hệ ràng buộc qui định và chuyển hoá lẫn nhau, nếu có chỉ là những liên hệ có tính chất ngẫu nhiên hời hợt bên ngoài. Quan niệm trên đây của phương pháp siêu hình đã dẫn đến những quan niệm sai lầm về thế giới quan triết học, dựng lên những ranh giới giả tạo giữa các sự vật hiện tượng, đối lập một cách siêu hình giữa các ngành nghiên cứu khoa học .Vì vậy phương pháp siêu hình không có khả năng phát hiện ra cái chung, cái bản chất và qui luật của sự vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng trên thế giới.
Ngược lại những người theo quan điểm biên chứng đặt sự tồn tại, vận động và phát triển của thế giới vật chất trong mối liên hệ phổ biến ,coi sự vật và hiện tượng muôn hình muôn vẻ. Trên thế giới không có cái nào tồn tại độc lập ,biệt lập mà chúng là một thể thống nhất, trong đó các sự vật và hiện tượng tồn tại bằng cách tác động lẫn nhau, qui định và chuyển hoá lẫn nhau không có sự vật nào tồn tại tuyệt đối độc lập. Điều này do vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng vận động, mà vận động có nghĩa là liên hệ.
Tính phổ biến của mối liên hệ được biểu hiện về mặt không gian của thế giới vật chất: Sự vật hiện tượng nào cũng đều có mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Chẳng hạn: Trong giới vĩ mô có nhiều hành tinh, mỗi hành tinh là một thực thể riêng biệt song vẫn có sự tác động qua lại lẫn nhau .
Trong bản thân mỗi sự vật hiện tượng, các yếu tố, các bộ phận cũng có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Một ví dụ đơn giản đối với một cây xanh nếu bộ phận rễ cây không thực hiện tốt chức năng của mình (hút muối và chất khoáng) thì bộ phận lá cây cũng bị ảnh hưởng và do đó chức năng hô hấp, quang hợp của cây cũng bị ảnh hưởng .
Xét về thời gian của thế giới vật chất: Giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của sự vật, hiện tượng cũng có mối liên hệ lẫn nhau hiện tại là kết quả của quá khứ đồng thời là xu hướng của tương lai. Ví dụ: Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay là kết quả của quá trình cải thiện không ngừng mọi mặt sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta (Sau đại hội Đảng VI -1986) xoá bỏ dần lao động thủ công, đồng thời nó cũng là xu hướng của một Việt Nam trong tương lai với một nền công nghệ tiên tiến hiện đại tự động hoá mọi khâu của quá trình lưu thông hàng hoá tính đa dạng, phong phú (tính phổ biến) của thế giới vật chất không chỉ thể hiện về mặt không gian và thời gian của chúng. Mà còn xem xét chúng dưới góc độ của mối liên hệ bên trong - bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp; mối liên hệ bản chất - không bản chất; giữa tất yếu và ngẫu nhiên... Các mối liên hệ trong tổng thể của sự vật hiện tượng quy định sự tồn tại và phát triển của chúng, tuy nhiên vị trí của từng mối liên hệ trong việc quy định đó là không hoàn toàn như nhau. Cái cốt lõi là trong tổng số các mặt các mối liên hệ đó phải tìm ra được những mặt, những mối liên hệ bản chất, chủ yếu, bên trong để kết luận đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.
Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng lấy đó là cơ sở khoa học cho quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật và hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn.
1.2 Nội dung của quan điểm toàn diện
Quan điển toàn diện đòi hỏi trong quá trình xem xét (nhận thức) và cải biến (thực tiễn) thế giới vật chất phải dựa trên quan điểm toàn diện tức là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật và hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn về sự vật, chúng ta phải xem xét chúng trong môi liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuụôc tính khác nhau của chính sự vật đó; Trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp). Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người ứng với mỗi người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối không đầy đủ, không trọn vẹn.
Như vậy quá trình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận, để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể đến nhận thức nhiều mặt nhiều mối liên hệ của sự vật đó; và cuối cùng khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chât của sự vật, tránh thái độ cực đoan, phiến diện, một chiều.
Ví dụ: Khi xem xét mức độ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số quốc gia phải xem xét dưới nhiều góc độ như khoa học kỹ thuật; kết cấu hạ tầng; nguồn lực con người (số lượng lao động, chất lượng lao động, mức độ nhận thức về sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá); Cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành kinh tế; cơ cấu vùng kinh tế; cơ cấu giữa thị tứ, thị xã thị trấn, thành phố và đô thị; cơ cấu thành phần kinh tế); xem xét mức độ quốc tế hoá nền kinh tế và những mối quan hệ đối ngoại khác; xem xét trình độ văn hoá - y tế - giáo dục, một số ngành kinh tế dịch vụ và những điều kiện phúc lợi xã hội khác... Trên cơ sở xem xét đó rút ra những mối liên hệ bên trong, bản chất để từ đó có biện pháp tác động điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu định hướng của quốc gia đó.
Với tư cách là phương pháp luận trong hoạt đông thực tiễn quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác. Muốn vậy, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng.
Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn cũng đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữa “giữa chính sách dàn đều” và “ chính sách có trọng điểm”. Trong đại hội Đảng VI xác định công cuộc đổi mới là đổi mới toàn diện, đồng bộ, triệt để song lấy đổi mới kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản để tạo điều kiện đỏi mới chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội. Trong đổi mới kinh tế lại xác định xây dựng phát triểm cơ sở vật chất - kỹ thuật đầu tư có trọng điểm vào một số ngành công nghiệp trong đó có ưu điểm phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp mũi nhọn (Công nghiệp năng lượng; công nghiệp cơ khí, chế tạo máy; công nghiệp hoá chất và hoá dầu, công nghiệp điện tử - tin học...)
Cần phân biệt quan điểm toàn diện với: chủ nghĩa triết chung với thuật nguỵ biện - các phương pháp luận sai lầm trong việc xem xét sự vật, hiện tượng. Chủ nghĩa triết trung tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau, nhưng lại kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành một hình ảnh không đúng về sự vật. Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ra mặt bản chất, mối liên hệ căn bản cho nên rơi vào chỗ cào bằng các mặt tức là đánh đồng vị trí của các mối liên hệ trong đó không nắm được bản chất của sự vật nên hoàn toàn bất lực khi cần phải có quyết sách đúng đắn. Thuật ngụy biện cũng để ý tới những mặt, những mối liên hệ khác nhau của sự vật nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất do đó không nhận thức đúng về sự vật hiện tượng nên tất yếu sẽ thất bại trong hoạt động thực tiễn.
Trên cơ sở quan điểm toàn diện (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến) ta xem xét sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay trong mối liên hệ bản chất, bên trong, trực tiếp, gián tiếp để tiến tới mục tiêu đưa nước ta tiến lên một tầm cao mới, theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà toàn Đảng và Nhà nước đặt ra./
2. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VẤN ĐỀ
CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG
SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1 Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là gì?
Có thể khẳng định rằng, bất cứ một nước chậm phát triển nào, muốn đạt được trình đọ của một nước phát triển đều phải trải qua một nấc thang có tính tất yếu lịch sử, đó là công nghiệp hoá. Trong thời đại ngày nay công nghiệp hoá (CNH) bao hàm trong đó có cả hiện đại hoá (HĐH).
Không nên chỉ hiểu công nghiệp hoá theo nghĩa hẹp; theo nghĩa nó là quá trình hình thành cách thức sản xuất dựa trên ký thuật và công nghệ hiện đại riêng trong lĩnh vực tiểu công nghiệp và công nghiệp, mà nên hiểu theo nghĩa rộng, theo nghĩa quá trình đó diễn ra trong tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế quốc dân.
Từ thực tiễn công nghiệp hoá (CNH) trên thế giới và ở nước ta, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đưa ra các quan điểm như: Trong thời đại ngày nay CNH phải gắn liền với HĐH; Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và quốc tế, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu cong nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó có nền kinh té nhà nước là chủ đạo; lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cho sự phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn lièn với tiến bộ kinh tế và tiến bộ xã hội...
Tóm lại có thể hiểu: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình thay đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công làm chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Như vậy xét đến cùng, những quan điểm của đảng về vấn đề CNH-HĐH cũng xuất phát từ quan điểm toàn diện của triết học Mac-Lê nin coi đây là quá trình biến đổi “căn bản” “ toàn diện’’ mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, đặt sự nghiệp CNH-HĐH trong mối liên hệ phổ biến với các sự vật hiện tượng khác của đời sống kinh tế xã hội
2.2. Bối cảnh trong nước và quốc tế :
Nước ta tiến hành sự nghiệp CNH- HĐH trong tình hình kinh tế diễn biến nhanh chóng phức tạp nền kinh tế nước ta cũng có sự vận động chuyển đổi không ngừng bao gồm cả những khó khăn, thuận lợi nhất định.
2.2.1. Bối cảnh quốc tế
Quan điểm toàn diện coi bối cảnh quốc tế là một mặt, một mối liên hệ quan trọng không thể thiếu, có tác động lớn đến sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta.
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung cũng như sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta nói riêng vẫn tiếp tục phát triển trong tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố khó lường.
Thứ nhất, chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông âu sụp đổ khiến CNXH tạn thời lâm vào thoái trào nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất thời đại: loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn còn tồn tại và phát triển có mặt sâu sác hơn, nội dung và hình thức có nhiều nét mới. Đấu tranh dân tộc và giai cấp vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức .
Thứ hai, nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi , nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tọc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi .
Thứ ba, cách mạng khoa học và công nghệ vẫn tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao hơn, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá kinh tế và đời sống xã hội.
Thứ tư, cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, bùng nổ dân số, bệnh tật hiểm nghèo, phân hoá giầu nghèo) không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, mà cần phải có sự hợp tác đa phương giữa các quốc gia .
Thứ năm, khu vực Châu á Thái bình dương đang có những bước phát triển đầy năng động cao. Đồng thời khu vực này cũng tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây bất ổn định.
Bên cạnh đó hiện nay trong quan hệ quốc tế nổi bật lên xu thế hoà bình ổn định hợp tác phát triển đấu tranh vì hoà bình.
Nguồn: Sưu tầm