Phân tích quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa của Đảng thời kỳ trước đổi mới

N_H_Thanh91

Điều hành viên
Staff member
1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng văn hóa qua các giai đoạn:
1.1 Giai đoạn 1943 - 1954:

- “Đề cương văn hóa Việt Nam” xác định lĩnh vực văn hóa là một trong 3 mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) của cách mạng Việt Nam và đề ra 3 nguyên tắc của nền văn hóa mới: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa. Nền văn hóa mới Việt Nam có tính chất dân tộc về hình thức, dân chủ về nội dung. Từ quan điểm và chủ trương trên, đến trước 09/1945, Đảng ta xác định nhiệm vụ đầu tiên xây dựng văn hóa của nước Việt Nam độc lập là chống nạn mù chữ và giáo dục lại tinh thần nhân dân.
- Trong báo cáo “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” (7/1948) đường lối văn hóa kháng chiến gồm những nội dung cụ thể sau:
+ Xác định mối quan hệ giữa văn hóa và cách mạng giải phóng dân tộc, cổ động văn hóa cứu quốc.
+ Xây dựng nền văn hóa dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng mà khẩu hiệu thiết thực lúc này là dân tộc, dân chủ (nghĩa là yêu nước và tiến bộ).
+ Tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở trường đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ.
+ Giáo dục lại nhân dân, cổ động thực hành đời sống mới.
+ Phát triển cái hay trong văn hóa dân tộc.
+ Bài trừ cái xấu xa hủ bại, ngăn ngừa sức thâm nhập của văn hóa thực dân, phản động; đồng thời, học cái hay, cái tốt của văn hóa thế giới.
+ Hình thành đội ngũ trí thức mới đóng góp tích cực cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc và cho cách mạng Việt Nam.
1.2 Giai đoạn 1955 - 1986:
- Đại hội Đảng lần III (9/1960) chủ trương tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và cách mạng khoa học - kỹ thuật, xây dựng và phát triển nền văn hóa mới, con người mới. Mục tiêu là làm cho nhân dân thoát nạn mù chữ và thói hư tật xấu do xã hội cũ để lại, có trình độ văn hóa ngày càng cao, có hiểu biết cần thiết về khoa học, kỹ thuật tiên tiến để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa.
- Đại hội Đảng lần IV (12/1976) và lần V (3/1982) tiếp tục đường lối phát triển văn hóa của Đại hội III, xác định nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân. Nhiệm vụ văn hóa quan trọng trong giai đoạn này là tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước, phát triển mạnh khoa học, văn hóa nghệ thuật, giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, chống tư tưởng tư sản và tàn dư tư tưởng phong kiến, phê phán tư tưởng tiểu tư sản, xóa bỏ ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa thực dân mới ở miền Nam.
2. Đánh giá sự thực hiện đường lối:
2.1 Kết quả và ý nghĩa:
Kết quả:
- Nền văn hóa dân chủ mới đã đạt nhiều thành tựu trong kháng chiến và kiến quốc:
+ Xóa bỏ dần những mặt lạc hậu, những cái lỗi thời trong di sản văn hóa phong kiến, trong nền văn hóa nô dịch của thực dân Pháp; bước đầu xây dựng nền văn hóa dân chủ mới với tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng.
+ Hoàn thành xóa nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục, thực hành rộng rãi đời sống mới; bài trừ hủ tục, lạc hậu.
+ Văn hóa cứu quốc đã động viên nhân dân tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ý nghĩa:
- Thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa những năm thời kỳ trước đổi mới đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của cả nước.
- Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không chỉ là thắng lợi của đường lối chính trị, quân sự đúng đắn mà còn là thắng lợi của chính sách văn hóa của Đảng - thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước và nhân phẩm Việt Nam, của những giá trị tinh thần cao quý của con người Việt Nam.
2.2 Hạn chế và nguyên nhân:
Hạn chế:
Công tác tư tưởng và văn hóa thiếu sắc bén, thiếu tính chiến đấu. Việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống có chiều hướng phát triển. Đời sống văn học, nghệ thuật còn những mặt bất cập. Rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và sáng kiến vĩ đại của dân tộc. Một số công trình văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống có giá trị không được quan tâm bảo tồn, lưu giữ, thậm chí bị phá hủy, mai một.
Nguyên nhân:
- Đường lối xây dựng, phát triển văn hóa trong giai đoạn này bị chi phối bởi tư duy chính trị “nắm vững chuyên chính vô sản” mà thực chất là nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, đấu tranh “ai thắng ai” giữa hai con đường, giữa hai phe, đấu tranh ý thức hệ.
- Mục tiêu, nội dung của cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa giai đoạn này bị qui định bởi cách mạng quan hệ sản xuất mà tư tưởng chỉ đạo là triệt để xóa bỏ tư hữu, xóa bỏ bóc lột càng nhanh càng tốt, là đưa quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đi trước một bước, tách rời trình độ phát triển thực tế của lực lượng sản xuất.
- Chiến tranh cùng với cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp và tâm lý bình quân chủ nghĩa đã làm triệt tiêu động lực phát triển văn hóa, giáo dục; kìm hãm năng lực tự do sáng tạo.
 

mymai647

Thanh Niên Xóm
Trong 15 bị can bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi điển tích trái phép chất ma túy, nổi lên 4 cô gái, trợ thủ đắc lực cho các ông trùm.

Trong đường dây ma túy lớn nhất do Văn Kính Dương (36 tuổi, hay còn lại là Hoàng "béo", Hiếu, ở Hà Nội) cầm đầu, cơ quan điều tra cho biết có 4 cô gái là trợ thủ đắc lực cho các ông trùm.

Chân dài 9X Vũ vàng anh Ngọc (23 tuổi, hay gọi là Ngọc Miu, thường trú ở quận 3, TP.HCM) bạn gái của Hoàng "béo". Ngọc được tình nhân là ông trùm bố trí căn phòng 1B ở tòa nhà Parkson Hùng Vương, phường 12, quận 5.

Ngoc_Giang.jpg


Kiều nữ này trực tính cất giữ từ 10.000-15.000 viên thuốc lắc tại nhà để tiện bán lẻ và lẻ cho khách hàng.

Một chân dài khác là Nguyễn Thu Huyền (29 tuổi), ngụ ở TP Hà Nội nhưng vào Sài Gòn tạm trú ở lô C chung cư Bưu điện, phường 4, quận 10, phụ trách giao du bán hàng tại TP.HCM.

Khi có khách đặt mua độc dược, Huyền sẽ báo cho Hoàng "béo" xuất hàng. Số lượng hàng này sẽ giao lại cho Nguyễn Đắc Huy (còn gọi là Tin, 29 tuổi, ở TP.Hà Nội), sống trên đường Cách Mạng Tháng 8, phường 13, quận 10, trực tiếp đi giao cho khách.

Đáng chú ý là Huy chỉ đảm đương giao hàng, không hề biết bất kỳ thông tin gì về khách hàng hay địa điểm nhà xưởng, kho cất hàng cũng như nơi ở của các thành viên khác trong đường dây vận chuyển hàng đi Hải Phòng.

Khi nghi can này giao hàng xong, khách sẽ chuyển khoản cho Huyền. Sau đó, cô gái này sẽ tụ tập đưa lại cho Hoàng "béo".

Một nhân tình khác của ông trùm đường dây này tại Hà Nội là Lê Hương Giang (29 tuổi, ở TP.Hà Nội, bạn gái Hoàng), đảm nhiệm giao dịch khu vực phía Bắc.

Khi có khách đặt hàng thì Giang báo lại cho người thương. Giang hồ xứ Bắc này điều Huy vận tải ma túy ra các tỉnh phía Bắc giao cho Giang bằng tàu hỏa. Sau đó, anh ta đi tàu bay vào TP.HCM. Tiền bán hàng sẽ được bạn gái Hoàng thu và chuyển lại cho anh ta.

Một “chân dài” khác cũng là trợ thủ đắc lực cho ông trùm Trần Thị Ngọc Lý (27 tuổi, ở quận 8) là vợ của Nguyễn Văn Sơn (34 tuổi, ở quận 10) là đầu nậu của Hoàng béo.

Sơn chính là mối lái quan trọng để cơ quan điều tra lần ra nguồn cung, “hang ổ” của ông trùm Hoàng béo. Theo cơ quan điều tra, sau khi Sơn mua ma túy từ các ông trùm thì đưa cho Lý giữ.

Nguồn zing.vn
 
Bên trên