Ôn tập về mắt và các dụng cụ quang học
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LỚP 12 - MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
(Kiểm tra 1 tiết – bài 1- học kì II)
I. Phạm vi ôn tập:
Từ bài 36 đến hết bài 41 (từ 132 đến hết trang 161) SGK Vật Lý 12: Ôn tập các vấn đề lí thuyết và các dạng bài tập liên quan.
II. Luyện tập: Hãy vận dụng kiến thức đã ôn tập tập để giải các bài tập sau
1. Hãy chọn câu đúng khi nói về kính thiên văn:
A.Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật ở rất xa.
B.Khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi được.
C.Khi quan sát, phải đạt mắt sát sau thị kính.
D.Cả A, B, C đều đúng.
2. Điều nào sau đây là đúng khi nói về mắt cận thị?
A.Mắt cận thị khi không điều tiết có tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm trước võng mạc.
B.Mắt cận thị không nhìn được các vật ở xa.
C.Điểm cực cận của mắt cận thị gần mắt hơn so với mắt bình thường.
D.Cả A, B, C đều đúng.
3. Sự điều tiết của mắt là:
A.Sự thay đổi vị trí của thuỷ tinh thể.
B.Sự thay đổi độ cong của thuỷ tinh thể để ảnh thật nhỏ hơn vật hiện rõ nét trên võng mạc.
C.Sự thay đổi độ cong của thuỷ tinh thể để ảnh thật lớn hơn vật hiện rõ nét trên võng mạc.
D.Sự thay đổi đường kính của con ngươi.
4. Khi đeo kính thích hợp để sửa tật cận thị thì:
A.ảnh của vật ở xa vô cùng qua kính hiện lên tại điểm cực viễn của mắt.
B.độ tụ của thuỷ tinh thể giảm đi.
C.ảnh của vật ở vô cùng hiện lên ở điểm cực cận của mắt.
D.ảnh ảo của vật ở xa vô cùng qua kính hiện lên ở võng mạc của mắt.
5. Chọn phát biểu đúng: Khi nhìn vật đặt ở điểm cực cận thì
A.thuỷ tinh thể có độ tụ nhỏ nhất.
B.góc trông vật đạt giá trị cực tiểu.
C.khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể đến võng mạc là ngắn nhất.
D.thuỷ tinh thể có độ tụ lớn nhất.
6. Kính lúp là:
A.Mội thấu kính hôị tụ có tiêu cực vài mm để quan sát vật.
B.Một thấu kính hội tụ có tiêu cực nhỏ vài cm để quan sát vật ở xa.
C.Một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ vài cm để quan sát những vật nhỏ.
D.Một thấu kính hội tụ có tiêu cự vài mm để quan sát những vật ở gần.
7. Khi mắt nhìn rõ vật đặt ở điểm cực cận thì
A.mắt không cần phải điều tiết.
B.mắt phải điều tiết tối đa.
C.mắt chỉ điều tiết một phần.
D.khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc là ngắn nhất.
8. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt nhìn thấy vật ở xa vô cực?
A.mắt không có tật, không điều tiết.
B.mắt không có tật, điều tiết tối đa.
C.mắt cận thị, không điều tiết.
D.mắt viễn thị, không điều tiết.
9. Khi điều tiết để nhìn rõ một vật đang lùi ra xa mắt thì
A.tiêu cự của thuỷ tinh thể tăng.
B.Tiêu cự của thuỷ tinh thể giảm.
C.khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể đến võng mạc tăng.
D.độ tụ của thuỷ tinh thể tăng.
10. Khi điều tiết để nhìn rõ một vật đang tiến lại gần mắt thì
A.độ tụ của thuỷ tinh thể tăng.
B.độ tụ của thuỷ tinh thể giảm.
C.tiêu cự của thuỷ tinh thể tăng.
D.khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể đến võng mạc giảm.
11. Chọn câu sai:
Với mắt không có tật, ảnh của một vật qua mắt hiện lên ở võng mạc khi
A.vật nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt (CcCv) và mắt điều tiết thích hợp.
B.vật ở điểm cực viễn và mắt không điều tiết.
C.vật ở điểm cực cận và mắt điều tiết tối đa.
D.vật ở điểm cực cận và mắt không điều tiết.
12. Trên vành một kính lúp có ghi kí hiệu X 2,5. Tiêu cự của kính lúp đó bằng:
A.2,5 cm.
B.4 cm.
C.10 cm.
D.0,4 cm.
13. Kính hiển vi là dụng cụ
A.cấu tạo bởi một hệ hai thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật ở rất xa.
B.cấu tạo bởi một hệ gồm một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kì, khoảng cách giữa hai kính là không đổi.
C.có tác dụng tăng độ phóng đại của những vật ở rất xa.
D.cấu tạo bởi một hệ hai thấu kính hội tụ có tiêu cựu ngắn, bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật rất nhỏ.
14. Kính hiển vi gồm hai bộ phận chính là vật kính và thị kính, trong đó:
A.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
B.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
D.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn.
15. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.điểm cực cận là điểm nằm trên trục chính của mắt, gần mắt nhất mà đặt vật tại đó mắt điều tiết tối đa có thể nhìn rõ vật.
B.điểm cực cận là điểm nằm trên trục chính của mắt, xa mắt nhất mà đặt vật tại đó mắt có thể nhìn rõ vật không cần phải điều tiết.
C.điểm vàng là một vùng nhỏ trên võng mạc của mắt, rất nhạy với ánh sáng, nằm gần giao điểm của trục chính của thủy tinh thể và võng mạc.
16. Điều nào sau đây là đúng khi nói về kính thiên văn?
A.Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa.
B.khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi được.
C.khi quan sát, mắt phải đạt sát sau thị kính.
D.Cả A, B, C đều đúng.
17. Kính thiên văn có hai bộ phận chính là vật kính và thị kính, trong đó:
A.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
B.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cực rất dài.
C.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cực ngắn, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cực dài.
D.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cực rất ngắn, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cực ngắn.
18. Chọn phát biểu sai khi nói về mắt viễn thị:
A.Điểm cực cận của mắt viễn thị xa mắt hơn so với mắt bình thường.
B.Phải đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa như mắt bình thường.
C.Phải đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa như mắt bình thường.
D.thuỷ tinh thể cong ít hơn mắt bình thường.
19. Chọn câu sai:
A.Thuỷ tinh thể của mắt coi như một thấu kính hội tụ mềm, trong suốt, độ tụ thay đổi được.
B.Thuỷ tinh thể ở giữa hai môi trường trong suốt là thuỷ dịch và dịch thuỷ tinh.
C.Màng mống mắt không trong suốt, có màu đen, xanh hay nâu, nằm sát mặt trước của thuỷ tinh thể.
D.Ở giữa thuỷ tinh thể có một lỗ tròn nhỏ, đường kính thay đổi được gọi là con ngươi.
20. Chọn phát biểu sai khi nói về cách sử diụng kính lúp:
A.Kính lúp phải đặt sau vật sao cho ảnh của vật qua kính là ảnh ảo hiện lên trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
B.Kính lúp phải đạt trước vật sao cho ảnh của vật qua kính là ảnh thật, hiện lên trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
C.Để tránh mỏi mắt, người ta thường sử dụng kính lúp trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực.
D.Khi sử dụng nhất thiết phải đặt mắt sau kính lúp.
21. Một kính thiên văn có tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là: f1 = 168 cm; f2 = 4,8 cm. Khoảng cách O1O2 giữa hai kính và độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là:
A.O1O2 = 172,8 cm; G = 35.
B.O1O2 = 163,2 cm; G = 35.
C.O1O2 = 100 cm; G = 30.
D.O1O2 = 168 cm ; G = 40.
22. Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự 1 cm, thị kính với tiêu cự 4 cm. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 17 cm. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt là Đ = 25 cm. Độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực là:
A.60.
B.80
C.85.
D.75.
23. Vật kính và thị kính của một kính thiên văn cách nhau 104 cm. Một ngưyơì quan sát đặt mắt sát sau thị kính quan sát một vật ở rất xa trong điều kiện ngắm chừng ở vô cực. Tiêu cựu của vật kính là 100 cm. Độ bội giác của kính bằng:
A.25.
B.20.
C.10,4.
D.Một giá trị khác.
24. Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là 1 cm và 4 cm. Một người mắt tốt đặt mắt sát sau thị kính quan sát một vật nhỏ ở trạng thái không điều tiết. Độ bội giác của kính khi đó bằng 90. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng:
A.17 cm.
B.20 cm.
C.22 cm.
D.19,4 cm.
25. Một thấu kính thuỷ tinh có chiết suất 1, 5; có một mặt phẳng, một mặt lồi bán kính 12 cm, đặt trong không khí. Thấu kính đó là thấu kính gì, tiêu cự bao nhiêu?
A.Thấu kính hội tụ, tiêu cự f = 20 cm.
B.Thấu kính phân kì, tiêu cự f = - 20 cm.
C.Thấu kính hội tụ, tiêu cự f = 24 cm.
D.Không xác định được vì có một mặt phẳng.
26. Một người mắt không có tật và có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20 cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ 10 điôp ở trạng thái không điều tiết. Độ bội giác của kính khi đó bằng:
A.8
B.4
C.6
D.2
27. Một người cận thị nhìn rõ các vật đặt cách mắt từ 10 cm đến 100 cm. Tiêu cự của kính thích hợp mà người này phải đeo để sửa tật cận thị là:
A.100 cm.
B.– 100 cm
C.10 cm
D. – 10 cm.
28. Một người nhìn được vật cách mắt 20 cm đến 200 cm. Mắt người này bị tật gì? Phải đeo kính (đeo sát mắt) loại gì? Có độ tụ bằng bao nhiêu để nhìn rõ vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết?
A.Tật cận thị, đeo thấu kính phân kì, có độ tụ D = - 0,5 điôp.
B.Tật cận thị, đeo thấu kính phân kì, có độ tụ D = - 5 điôp.
C.Tật viễn thị, đeo thấu kính hội tụ có độ tụ D = 0,5 điôp.
D.Tật cận thị, đeo thấu kính hội tụ có độ tụ D = 5 điôp.
29. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 80 cm. Người này muốn nhìn rõ một vật ở xa vô cực mà mắt không phải điều tiết thì phải đeo sát mắt một thấu kính loại gì? Có độ tụ bao nhiêu?
A.Thấu kính phân kì, D = - 1,5 điôp
B.Thấu kính phân kì, D = - 1,25 điôp
C.Thấu kính hội tụ, D = 1,5 điôp
D.Thấu kính hội tụ, D = 1,25 điôp.
30. Đặt một thấu kính cách một trang sách 30 cm, nhìn qua thấu kính thấy kính thấy ảnh của các dòng chữ cùng chiều và cao bằng nửa các dòng chữ trên trang sách. Đó là thấu kính gì? Tiêu cự bằng bao nhiêu?
A.Thấu kính phân kì, f = - 30 cm.
B.Thấu kính phân kì, f = - 15 cm.
C.Thấu kính hội tụ, f = 30 cm.
D.Thấu kính hội tụ, f = 15 cm.
31. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 18 cm. Vật sáng AB cao 3 cm, đặt vuông góc trục chính, cách thấu kính 18 cm, cho ảnh là:
A.ảnh ảo cao 1,5 cm, cách thấu kính 9 cm.
B.ảnh thật, cao 6 cm, cách thấu kính 36 cm.
C.ảnh ảo hiện lên ở vô cực.
D.ảnh thật, cách thấu kính 12 cm.
32. Một thấu kính làm bằng thuỷ tinh có chiết suất 1,5; giới hạn bởi hai mặt lồi bán kính 20 cm. Độ tụ của thấu kính đó khi đặt trong không khí và trong nước là:
A.5 dp và 1,25 dp.
B.3 dp và 1,5 dp
C.4 dp và 2,5 dp.
D.4,5 dp và 6 dp.
Nguồn; http://my.opera.com/vietbacls/blog/?startidx=10