Từng trải qua những khoảnh khắc bi hài khi “đi săn” lại gặp phải “thợ săn”, Thu Huyền đã "săn" được 20 người trong hơn một tháng khởi động công việc.
Sinh năm 1990, là cựu học sinh trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội), hiện tại là sinh viên năm thứ 2 ĐH Ngoại Thương, qua chuỗi sự kiện Ứng viên tài năng 2009 (do CLB Nhân sự trường ĐH Ngoại thương tổ chức) Đỗ Thu Huyền gây ấn tượng về sự tin tưởng và dễ mến, có chút chín chắn hơn so với độ tuổi của mình.
Khi làm việc, hoặc chứng kiến Huyền triển khai những sự kiện liên quan đến tuyển dụng, nhiều người lại càng bất ngờ trước sự chuẩn mực của cô nữ sinh 20 tuổi này. Không những thế, Huyền đang bước đầu tham gia vào lĩnh vực headhunter (săn đầu người) cho Talentpool - doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về thị trường nhân sự cao cấp.
Tại đây, sau hơn 1 tháng khởi động, Huyền đã "săn" được 20 ứng viên cho 3 vị trí, ngoài ra, cô bạn vẫn đang tiếp tục làm công việc thuyết phục các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Công nghệ thông tin - Viễn thông sử dụng dịch vụ headhunter của công ty mình.
Dưới đây là cuộc trò chuyện với cô sinh viên năng động này:
Áp lực của một “cái bóng”
- Từ thời học sinh Huyền đã đi làm thêm chưa?
- Ngay từ khi còn học cấp 2 em đã rất thích đi làm thêm. Em đã đến các trung tâm giới thiệu việc làm để tìm những công việc như phát tờ rơi, phát báo, làm gia sư. Nhưng hầu như không suôn sẻ, thậm chí em từng bị một trung tâm lừa tiền, lần khác thì khi em mới bắt đầu được mấy hôm đã “sập cửa”… Có lẽ đó là lí do vì sao sau này em tham gia CLB Nguồn Nhân Lực, làm headhunter.
Khi lên cấp 3, thì công việc buôn bán duy nhất mà em làm là đi bán lắc, vòng bằng pha lê. Đó là những món đồ do chị em tự tay thiết kế, em mang đến lớp rồi rủ rê bạn bè mua.
- Vào cuối cấp, Huyền có chịu sự áp lực của kỳ thi đại học?
- Nhiều chứ, chị gái hơn em 2 tuổi, chị rất giỏi nên mọi người thường so sánh em với chị. Lúc nào em cũng có cảm giác mình chỉ là một chiếc bóng của chị. Cho nên sức ép lên bản thân em rất lớn. Đến lúc em thi đại học, em cũng phải rập khuôn theo con đường chị gái đã đi, và cuối cùng cũng đỗ vào trường Ngoại thương như chị ấy. Đến bây giờ thì em đã thoát khỏi cái bóng của chị mình rồi.
- Thời điểm mà Huyền cho rằng mình đã tạo được sự khác biệt và chứng tỏ bản lĩnh của mình?
- Đó là khoảng kỳ 2 sinh viên năm thứ nhất, khi bắt đầu tham gia các hoạt động của CLB HRC (CLB Nhân sự) của trường ĐH Ngoại thương. Lúc đó, em thấy mình cũng có những điểm mạnh mà chị mình không có, nhận thấy được sự khác biệt giữa 2 chị em, chứ mình không còn là cái bóng của chị như mình vẫn nghĩ. Em được phụ trách mảng truyền thông – báo chí cho các event của CLB
- Kỷ niệm không quên của Huyền khi lần đầu thực hiện một chương trình quy mô như thế?
- Đó là lúc em làm việc với một phóng viên của trang tin điện tử, em với anh ấy đã tranh luận rất nhiều về việc chương trình Ứng viên tài năng đã có báo bảo trợ thông tin thì ban tổ chức chúng em có được quyền cung cấp thông tin cho anh ấy không. Tranh luận mãi, rồi anh ấy còn bảo em không hiểu gì cả, khiến em cảm thấy rất mệt mỏi, thậm chí cảm thấy mất niềm tin, sự hứng khởi vào công việc mình đang làm.
Sau đó, em trao đổi với các anh chị đã tổ chức chương trình của năm trước, rồi đọc kỹ các bản hợp đồng, cam kết bảo trợ… để nắm vững vấn đề và trao đổi lại với anh ấy cho rõ ràng. Vì thực chất, em và anh ấy đã nhìn nhận cùng 1 vấn đề ở 2 khía cạnh khác nhau nên mới ko có sự hiểu nhau ở đây.
Hành trình “săn đầu người”
- Về công việc headhunter thì sao? Với sự bài bản, chuyên nghiệp mà Huyền thể hiện trong chuỗi chương trình Ứng viên tài năng 2009 thì tin rằng bạn sẽ tìm được nhiều việc “hoành tráng” hơn?
- Thực ra công việc này cũng từ chương trình Ứng viên tài năng, một chị làm ở công ty headhunter Talentpool đã tham gia cùng chúng em với tư cách là chuyên gia tư vấn, chị ấy đã đề nghị em về làm.
Em vốn thích làm những công việc liên quan đến PR, marketing, những việc mà quen biết nhiều người, trò chuyện và hiểu thêm về mỗi người và đặc biệt ở mỗi người lại có một điểm để mình học hỏi sao cho bản thân mình hoàn thiện hơn
Em thấy lĩnh vực này cũng mới, nhiều thử thách nên lại hứng thú. Thế là em bắt đầu làm việc từ tháng 12 năm ngoái. Ban đầu thì em phụ trách mảng sales dịch vụ (tìm kiếm khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ headhunter). Một tháng gần đây em lại đảm nhận thêm việc headhunter (đi “săn đầu người”).
- Giữa 2 công việc này, với Huyền cái nào khó khăn hơn?
- Mỗi công việc đều có những sự khó khăn riêng. Đối với sales dịch vụ headhunter, chỉ riêng việc tìm những người giữ vị trí cấp cao, có vai trò quyết định tại các doanh nghiệp đã phải qua rất nhiều cửa, và khi tìm được rồi thì thuyết phục họ sử dụng dịch vụ headhunter lại là chuyện còn nan giải hơn. Tại Việt Nam, không nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này, bởi nó khá mới mẻ, họ cho rằng với các công cụ hiện nay họ có dùng để tuyển nhân sự như đăng trên các trang mạng tuyển dụng… là tạm ổn rồi. Đó là chưa kể đến việc chi phí cho headhunter là cao mà các doanh nghiệp Việt Nam thường không có nhiều bugdet cho việc tuyển nhân sự. Còn headhunter thì khó khăn là khi sau rất nhiều nỗ lực tìm kiếm mà không tìm được ứng viên phù hợp với công việc khách hàng yêu cầu.
Nhưng trong 2 công việc đó với em hiện nay thì có lẽ headhunter là đỡ khó khăn hơn. Vì dựa trên các tiêu chí về công việc nhận được, rồi từ đó, dựa vào mối quan hệ, khả năng liên kết với mọi người, nỗ lực của bản thân để đi tìm những ứng viên phù hợp.
- Bạn thường mất bao lâu cho quy trình tìm kiếm, thuyết phục và giới thiệu một ứng viên?
- Thường là 1 tuần, hoặc nhanh là 3 ngày.
- Với mỗi vị trí thì các “thợ săn” phải chuẩn bị hành trang như thế nào?
- Phải chuẩn bị rất kỹ, về việc tìm hiểu kiến thức chuyên môn của vị trí đó, về môi trường làm việc hiện tại của họ, về những lợi ích mà họ được hưởng nếu đồng ý, thậm chí về cả những sở thích nhỏ trong cuộc sống của họ để “đấu bài” tâm lý. Mình phải phân tích cho họ thấy cái được và cái mất của họ khi rời bỏ công việc hiện tại để thử thách ở một môi trường mới, để từ đó họ có cái nhìn sáng suốt hơn khi quyết định lựa chọn con đường đi cho mình.
- Đến lúc này, Huyền đã “săn” được bao nhiêu ứng viên?
- Sau gần một tháng thì em đã tìm được khoảng 20 ứng viên cho 3 vị trí.
- Có tình huống nào khiến bạn không thể nào quên trong quá trình “săn đầu người”?
- Em làm chưa lâu, nhưng cũng có sự cố nho nhỏ, đó là trong một lần đi “săn người” cho vị trí trưởng phòng phân phối thiết bị sản phẩm văn phòng, em lại gặp đúng một người cũng đang “đi săn”. Ban đầu, em “vờn”, trao đổi thông tin với người đó, rồi người đó cũng hỏi han lại em, cho đến mấy hôm sau, lúc em cung cấp thông tin giới thiệu việc làm với những mức hậu đãi mà đề nghị người đó gửi CV và qua công ty phỏng vấn thì người đó mới thành thật thú nhận cũng đang đi săn vị trí đó cho công ty. Đây có lẽ là việc tìm hiểu cách “săn đầu người” của nhau.
Hoặc cũng có lúc em "đi săn" một người cho vị trí trưởng nhóm xuất nhập khẩu, em đã trao đổi với một anh sinh năm 1984 thôi nhưng rất tài giỏi. Lúc mới ra trường, anh ấy đã vượt qua những kỳ thi tuyển rất gắt gao để vào làm việc tại một công ty xuất nhập khẩu của Nhật Bản. Một năm sau, anh ấy đã lên vị trí trưởng phòng sau khi đánh bật một chị cũng không kém tài năng và có thâm niên. Trò chuyện gần 1 tuần thì em đã thuyết phục được anh ấy thay đổi công việc và đến với môi trường mới. Đó là một người mà em rất khâm phục về khả năng và thấy thú vị bởi cách trò chuyện rất “xì tin”.
- Với một 9X thì có lúc nào Huyền “bó tay”?
- Cũng có những trường hợp em xác định ngay từ đầu là ngoài khả năng của mình. Chẳng hạn như có lần em được giao tìm vị trí quản ở nhà máy sản xuất bia rượu giải khát ở Hà Nội. Em mới chỉ là sinh viên năm thứ 2 nên mối quan hệ trong lĩnh vực này không nhiều, hơn nữa, các doanh nghiệp bia rượu giải khát chủ yếu tập trung ở miền Nam, khu vực Hà Nội thì rất ít, nếu có cũng ở ngoại tỉnh nên rất khó khăn cho em.
- Công việc thú vị như thế, nhưng thu nhập của bạn ra sao?
- Mức lương cứng hiện nay của em nho nhỏ thôi, nhưng những gì em nhận được từ công việc này thì giá trị hơn rất nhiều so với tiền bạc.
- Vừa đi học, vừa đi làm, liệu Huyền có đảm bảo được chất lượng học của mình?
- Em vẫn đang học những môn cơ sở nên chương trình học không quá nặng nề. Hơn nữa trường em học theo tín chỉ, vào đầu kỳ em sẽ lựa chọn số lượng môn học phù hợp với mức độ công việc của mình. Chẳng hạn như năm nay, kỳ đầu thì em học nhiều, còn kỳ 2 vào tháng 4-5 em làm event việc làm cho nên đăng ký trình học ít hơn.
Sinh năm 1990, là cựu học sinh trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội), hiện tại là sinh viên năm thứ 2 ĐH Ngoại Thương, qua chuỗi sự kiện Ứng viên tài năng 2009 (do CLB Nhân sự trường ĐH Ngoại thương tổ chức) Đỗ Thu Huyền gây ấn tượng về sự tin tưởng và dễ mến, có chút chín chắn hơn so với độ tuổi của mình.
Khi làm việc, hoặc chứng kiến Huyền triển khai những sự kiện liên quan đến tuyển dụng, nhiều người lại càng bất ngờ trước sự chuẩn mực của cô nữ sinh 20 tuổi này. Không những thế, Huyền đang bước đầu tham gia vào lĩnh vực headhunter (săn đầu người) cho Talentpool - doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về thị trường nhân sự cao cấp.
Tại đây, sau hơn 1 tháng khởi động, Huyền đã "săn" được 20 ứng viên cho 3 vị trí, ngoài ra, cô bạn vẫn đang tiếp tục làm công việc thuyết phục các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Công nghệ thông tin - Viễn thông sử dụng dịch vụ headhunter của công ty mình.
Dưới đây là cuộc trò chuyện với cô sinh viên năng động này:
Áp lực của một “cái bóng”
- Từ thời học sinh Huyền đã đi làm thêm chưa?
- Ngay từ khi còn học cấp 2 em đã rất thích đi làm thêm. Em đã đến các trung tâm giới thiệu việc làm để tìm những công việc như phát tờ rơi, phát báo, làm gia sư. Nhưng hầu như không suôn sẻ, thậm chí em từng bị một trung tâm lừa tiền, lần khác thì khi em mới bắt đầu được mấy hôm đã “sập cửa”… Có lẽ đó là lí do vì sao sau này em tham gia CLB Nguồn Nhân Lực, làm headhunter.
Khi lên cấp 3, thì công việc buôn bán duy nhất mà em làm là đi bán lắc, vòng bằng pha lê. Đó là những món đồ do chị em tự tay thiết kế, em mang đến lớp rồi rủ rê bạn bè mua.
- Vào cuối cấp, Huyền có chịu sự áp lực của kỳ thi đại học?
- Nhiều chứ, chị gái hơn em 2 tuổi, chị rất giỏi nên mọi người thường so sánh em với chị. Lúc nào em cũng có cảm giác mình chỉ là một chiếc bóng của chị. Cho nên sức ép lên bản thân em rất lớn. Đến lúc em thi đại học, em cũng phải rập khuôn theo con đường chị gái đã đi, và cuối cùng cũng đỗ vào trường Ngoại thương như chị ấy. Đến bây giờ thì em đã thoát khỏi cái bóng của chị mình rồi.
- Thời điểm mà Huyền cho rằng mình đã tạo được sự khác biệt và chứng tỏ bản lĩnh của mình?
- Đó là khoảng kỳ 2 sinh viên năm thứ nhất, khi bắt đầu tham gia các hoạt động của CLB HRC (CLB Nhân sự) của trường ĐH Ngoại thương. Lúc đó, em thấy mình cũng có những điểm mạnh mà chị mình không có, nhận thấy được sự khác biệt giữa 2 chị em, chứ mình không còn là cái bóng của chị như mình vẫn nghĩ. Em được phụ trách mảng truyền thông – báo chí cho các event của CLB
- Kỷ niệm không quên của Huyền khi lần đầu thực hiện một chương trình quy mô như thế?
- Đó là lúc em làm việc với một phóng viên của trang tin điện tử, em với anh ấy đã tranh luận rất nhiều về việc chương trình Ứng viên tài năng đã có báo bảo trợ thông tin thì ban tổ chức chúng em có được quyền cung cấp thông tin cho anh ấy không. Tranh luận mãi, rồi anh ấy còn bảo em không hiểu gì cả, khiến em cảm thấy rất mệt mỏi, thậm chí cảm thấy mất niềm tin, sự hứng khởi vào công việc mình đang làm.
Sau đó, em trao đổi với các anh chị đã tổ chức chương trình của năm trước, rồi đọc kỹ các bản hợp đồng, cam kết bảo trợ… để nắm vững vấn đề và trao đổi lại với anh ấy cho rõ ràng. Vì thực chất, em và anh ấy đã nhìn nhận cùng 1 vấn đề ở 2 khía cạnh khác nhau nên mới ko có sự hiểu nhau ở đây.
Hành trình “săn đầu người”
- Về công việc headhunter thì sao? Với sự bài bản, chuyên nghiệp mà Huyền thể hiện trong chuỗi chương trình Ứng viên tài năng 2009 thì tin rằng bạn sẽ tìm được nhiều việc “hoành tráng” hơn?
- Thực ra công việc này cũng từ chương trình Ứng viên tài năng, một chị làm ở công ty headhunter Talentpool đã tham gia cùng chúng em với tư cách là chuyên gia tư vấn, chị ấy đã đề nghị em về làm.
Em vốn thích làm những công việc liên quan đến PR, marketing, những việc mà quen biết nhiều người, trò chuyện và hiểu thêm về mỗi người và đặc biệt ở mỗi người lại có một điểm để mình học hỏi sao cho bản thân mình hoàn thiện hơn
Em thấy lĩnh vực này cũng mới, nhiều thử thách nên lại hứng thú. Thế là em bắt đầu làm việc từ tháng 12 năm ngoái. Ban đầu thì em phụ trách mảng sales dịch vụ (tìm kiếm khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ headhunter). Một tháng gần đây em lại đảm nhận thêm việc headhunter (đi “săn đầu người”).
- Giữa 2 công việc này, với Huyền cái nào khó khăn hơn?
- Mỗi công việc đều có những sự khó khăn riêng. Đối với sales dịch vụ headhunter, chỉ riêng việc tìm những người giữ vị trí cấp cao, có vai trò quyết định tại các doanh nghiệp đã phải qua rất nhiều cửa, và khi tìm được rồi thì thuyết phục họ sử dụng dịch vụ headhunter lại là chuyện còn nan giải hơn. Tại Việt Nam, không nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này, bởi nó khá mới mẻ, họ cho rằng với các công cụ hiện nay họ có dùng để tuyển nhân sự như đăng trên các trang mạng tuyển dụng… là tạm ổn rồi. Đó là chưa kể đến việc chi phí cho headhunter là cao mà các doanh nghiệp Việt Nam thường không có nhiều bugdet cho việc tuyển nhân sự. Còn headhunter thì khó khăn là khi sau rất nhiều nỗ lực tìm kiếm mà không tìm được ứng viên phù hợp với công việc khách hàng yêu cầu.
Nhưng trong 2 công việc đó với em hiện nay thì có lẽ headhunter là đỡ khó khăn hơn. Vì dựa trên các tiêu chí về công việc nhận được, rồi từ đó, dựa vào mối quan hệ, khả năng liên kết với mọi người, nỗ lực của bản thân để đi tìm những ứng viên phù hợp.
- Bạn thường mất bao lâu cho quy trình tìm kiếm, thuyết phục và giới thiệu một ứng viên?
- Thường là 1 tuần, hoặc nhanh là 3 ngày.
- Với mỗi vị trí thì các “thợ săn” phải chuẩn bị hành trang như thế nào?
- Phải chuẩn bị rất kỹ, về việc tìm hiểu kiến thức chuyên môn của vị trí đó, về môi trường làm việc hiện tại của họ, về những lợi ích mà họ được hưởng nếu đồng ý, thậm chí về cả những sở thích nhỏ trong cuộc sống của họ để “đấu bài” tâm lý. Mình phải phân tích cho họ thấy cái được và cái mất của họ khi rời bỏ công việc hiện tại để thử thách ở một môi trường mới, để từ đó họ có cái nhìn sáng suốt hơn khi quyết định lựa chọn con đường đi cho mình.
- Đến lúc này, Huyền đã “săn” được bao nhiêu ứng viên?
- Sau gần một tháng thì em đã tìm được khoảng 20 ứng viên cho 3 vị trí.
- Có tình huống nào khiến bạn không thể nào quên trong quá trình “săn đầu người”?
- Em làm chưa lâu, nhưng cũng có sự cố nho nhỏ, đó là trong một lần đi “săn người” cho vị trí trưởng phòng phân phối thiết bị sản phẩm văn phòng, em lại gặp đúng một người cũng đang “đi săn”. Ban đầu, em “vờn”, trao đổi thông tin với người đó, rồi người đó cũng hỏi han lại em, cho đến mấy hôm sau, lúc em cung cấp thông tin giới thiệu việc làm với những mức hậu đãi mà đề nghị người đó gửi CV và qua công ty phỏng vấn thì người đó mới thành thật thú nhận cũng đang đi săn vị trí đó cho công ty. Đây có lẽ là việc tìm hiểu cách “săn đầu người” của nhau.
Hoặc cũng có lúc em "đi săn" một người cho vị trí trưởng nhóm xuất nhập khẩu, em đã trao đổi với một anh sinh năm 1984 thôi nhưng rất tài giỏi. Lúc mới ra trường, anh ấy đã vượt qua những kỳ thi tuyển rất gắt gao để vào làm việc tại một công ty xuất nhập khẩu của Nhật Bản. Một năm sau, anh ấy đã lên vị trí trưởng phòng sau khi đánh bật một chị cũng không kém tài năng và có thâm niên. Trò chuyện gần 1 tuần thì em đã thuyết phục được anh ấy thay đổi công việc và đến với môi trường mới. Đó là một người mà em rất khâm phục về khả năng và thấy thú vị bởi cách trò chuyện rất “xì tin”.
- Với một 9X thì có lúc nào Huyền “bó tay”?
- Cũng có những trường hợp em xác định ngay từ đầu là ngoài khả năng của mình. Chẳng hạn như có lần em được giao tìm vị trí quản ở nhà máy sản xuất bia rượu giải khát ở Hà Nội. Em mới chỉ là sinh viên năm thứ 2 nên mối quan hệ trong lĩnh vực này không nhiều, hơn nữa, các doanh nghiệp bia rượu giải khát chủ yếu tập trung ở miền Nam, khu vực Hà Nội thì rất ít, nếu có cũng ở ngoại tỉnh nên rất khó khăn cho em.
- Công việc thú vị như thế, nhưng thu nhập của bạn ra sao?
- Mức lương cứng hiện nay của em nho nhỏ thôi, nhưng những gì em nhận được từ công việc này thì giá trị hơn rất nhiều so với tiền bạc.
- Vừa đi học, vừa đi làm, liệu Huyền có đảm bảo được chất lượng học của mình?
- Em vẫn đang học những môn cơ sở nên chương trình học không quá nặng nề. Hơn nữa trường em học theo tín chỉ, vào đầu kỳ em sẽ lựa chọn số lượng môn học phù hợp với mức độ công việc của mình. Chẳng hạn như năm nay, kỳ đầu thì em học nhiều, còn kỳ 2 vào tháng 4-5 em làm event việc làm cho nên đăng ký trình học ít hơn.