Hiếm vở kịch nào tôi muốn xem đến lần thứ ba chỉ vì muốn gặp lại nhân vật chính...
Cảnh Năm Sài Gòn giận dữ vì ghen và ngờ vực Tám Bính tình ý với Tư Lập Lơ. Ảnh: Lê Huy Thành
điện ảnh Ngay sau khi xem suất diễn đầu tiên, NSND Hoàng Cúc, người đóng cặp với Dũng Nhi - Năm Sài Gòn trong phim video Bỉ vỏ 25 năm trước, đánh giá: "Thường một vở diễn phải qua 10 suất mới nhuyễn, còn Bỉ vỏ hấp dẫn bởi diễn viên nhập vai ngay từ buổi đầu. Năm Sài Gòn là bước tiến lớn của Trung Hiếu, anh lột tả được bề sâu bề dày của nhân vật, tỏa ra sự ấm áp, thiện lương khiến người ta tin nếu không vì hoàn cảnh, vì những bất công đày đọa, anh ta sẵn sàng hoàn lương. Trung Hiếu đã diễn rất đầy, cảnh kết đạt độ tinh hoa, ngồi hàng ghế đầu còn nhận thấy Năm Sài Gòn run thấu từng chân tóc. Hai tiếng rưỡi vở kịch, 2 nhân vật chính (Trung Hiếu - Thu Hà) diễn xuyên suốt đến mức không đủ thời gian thay phục trang. Nếu không có sức khỏe và độ điên say không thể đảm đương nổi".
* Còn tôi thì vẫn thấy hơi bị hẫng vì vở lôi cuốn nên chỉ sợ hết. Anh có thể cho biết quá trình lập luyện vở này? Anh chịu sức ép nào không khi nhận vai chính của một tác phẩm quá nổi tiếng?
- Chúng tôi tập cật lực 1 tháng. Tôi không lo ngại trước bất cứ vai khó nào, chỉ muốn làm tốt nhất có thể.
* Mới đây tôi xem phim chân dung về nhạc sĩ Tuấn Phương có trích cảnh phim Đồng quê xào xạc (đạo diễn (ĐD) Tất Bình), phim đầu tiên Tuấn Phương viết nhạc, thấy hình ảnh Trung Hiếu măng tơ, mặt chất phác, trai làng và Trung Hiếu sau này thật khác xa bởi trên cả sân khấu lẫn màn ảnh nhỏ, anh đã đóng nhiều vai phản diện.
- Đấy là hồi tôi 20 - 22 tuổi. Tôi đóng phim nhựa Hoa ban đỏ từ khi chưa ra trường. Loạt phim ngày ấy như Lập nghiệp (ĐD Triệu Tuấn), Đồng quê xào xạc, Giải hạn, Cuốn sổ ghi đời, Những người con hiếu thảo, Sống mãi với Thủ đô là những phim đầu đời. Nếu chỉ có thể đóng một loại vai thì chán thật. Sáng tạo và thử thách là sức hấp dẫn của nghệ thuật.
* Vâng, tôi vẫn còn nhớ trong phim truyện nhựa Giải hạn (ĐD Vũ Xuân Hưng) anh đóng vai Thiện, người em chồng thầm yêu chị dâu Triệu (Lê Vi đóng), ấn tượng về diễn xuất thật và xúc cảm của anh chị luôn khiến tôi chú ý theo dõi mỗi khi thấy tên.
- Tôi luôn cố gắng vì lòng yêu mến ấy, sự mến mộ, tình cảm của khán giả là phần thưởng quý báu của tôi. Tôi rất nhớ năm 1994 khi làm phim Giải hạn ở làng Cổ Lễ, Nam Định, đóng máy thì đã áp Tết, đoàn lên đường về Hà Nội, vừa ra khỏi làng thì xe bị chặn lại bởi một thôn nữ, cô đề nghị được gặp Trung Hiếu vài phút.
Đạo diễn cho dừng xe, bảo tôi xuống, cô đưa vào tay tôi gói quà bọc giấy báo: "Đây là sản phẩm đầu đời của em, em đã học may trên huyện, về mở hiệu tại nhà. Những ngày qua, anh đóng phim ở làng, em tranh thủ quan sát, không có dịp được đo trực tiếp, em ước lượng bằng mắt và may tặng anh chiếc quần này. Hy vọng anh mặc vừa và có dịp thì trở lại làng em". Tôi bất ngờ lắm. Về Hà Nội thì mặc vừa và giữ nó đến bây giờ cùng kỷ vật của bạn bè, người hâm mộ tặng.
* Thời nay, người ta có phương tiện hiện đại hỗ trợ để biểu lộ tình cảm nhanh và quyết liệt hơn. Anh còn nhận được thư viết tay của khán giả?
- Vẫn nhận đều. Khán giả gửi cả về nhà riêng lẫn nhà hát, cả thư tỏ tình. Trước kia, tôi cố gắng trả lời một phần, gần đây bận quá, chỉ chọn trả lời bằng tin nhắn; có khi mẹ tôi trả lời hộ.
* Tôi đã biết ngôi nhà anh trong ngõ 74 Nguyễn Khuyến từ 20 năm trước khi ba anh em anh sống cùng bố mẹ, nay thì nhà đã xây sửa đẹp 4 tầng, chỉ có 3 người.
- Hai anh tôi là Trung Hải và Trung Hà, anh nào cũng đã có con, trai gái đầy đủ. Tôi là út, sống cùng bố mẹ nhưng đi suốt, mấy khi ăn cơm nhà đâu. Bố mẹ đã lớn tuổi, luôn ủng hộ và chia sẻ với tôi.
* Vâng, bố mẹ anh rất "thoáng" trong tư duy ủng hộ anh say sưa sự nghiệp nhưng chắc không phải không có lúc gặp nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Trọng Pháo - Vũ Nguyệt Ánh sốt ruột và thúc giục anh về hôn sự.
- Có, nhưng từ lâu rồi. Những năm gần đây bố mẹ tôn trọng công việc và lựa chọn của tôi.
* Ở tuổi 42, anh vẫn chưa kết hôn khiến khá đông khán giả thắc mắc. Có luồng dư luận cho rằng anh khó tính, kén chọn, luồng khác lại bảo vì anh mải mê sự nghiệp; lại có luồng nữa kết luận anh không lấy vợ vì sợ mất fan. Anh dám thẳng thắn nhận anh thuộc "luồng" nào không? Thậm chí, trên mạng "lá cải" lại còn tung tin ngờ vực chất đàn ông của anh nữa. Anh nổi giận chứ?
- Tôi không khó tính trong tình yêu, các "luồng" nói trên cũng có phần đúng. Tôi chỉ thuận theo tự nhiên, làm sao có thể ép mình vào kế hoạch lấy năm nào nên ai ép được tôi lấy vợ? Mọi sự khán giả thắc mắc, tò mò, kể cả bình phẩm và "đặt điều" về giới tính đều khiến tôi cười, vui! Thế là công chúng quan tâm đến mình. Tôi không tức giận và không phải thanh minh gì cả!
Cảnh Năm Sài Gòn làm đám cưới với Tám Bính. Ảnh: Lê Huy Thành
* Nhưng làm việc thì nhiều kế hoạch. Sắp tới anh đưa Bỉ vỏ xuống Hải Phòng chứ? Đấy là bối cảnh chính nơi Nguyên Hồng viết những tác phẩm lớn đời ông.
- Nhà hát đã có kế hoạch đưa tác phẩm về thành phố Cảng, nhưng sẽ phải ký hợp đồng bán vé trước rồi mới đưa "quân" xuống vì tổ chức biểu diễn của một nhà hát không đơn giản như những nhóm tấu hài. Tôi rất hào hứng mỗi khi diễn ở Hải Phòng bởi khán giả ở đây rất nhiệt tình, bộc trực, họ cười sảng khoái hoặc khóc to khiến tôi diễn trên sân khấu cảm nhận lập tức.
Bản lĩnh, tay nghề của diễn viên sân khấu mỗi đêm diễn được phản hồi lập tức bằng khán giả, đấy chính là cái khó nhưng cũng là thước đo đẳng cấp - bạn biết đấy, ở nước ngoài các minh tinh màn bạc muốn chứng tỏ tài năng đều phải tham gia kịch nghệ.
Hải Phòng đầy kỷ niệm với tôi. Huy chương vàng đầu tiên trong sự nghiệp diễn xuất của tôi, vai nhà văn Tống Thoại vở Cát bụi nhận được ở Hải Phòng. Tôi vẫn còn kinh ngạc khi nhớ lại sau buổi diễn Đứa con bị đánh cắp một nữ khán giả Hải Phòng đã xách lẵng hoa lên sân khấu, quỳ xuống đưa cho tôi trong khi bà vẫn còn khóc, bà khen tôi đóng anh em sinh đôi tính cách trái ngược nhau đạt quá nên xứng đáng được dâng hoa như vậy.
Chúng tôi còn muốn đưa Bỉ vỏ về Nam Định nữa, đấy là quê gốc của Nguyên Hồng và cũng là một bối cảnh của tác phẩm. Muốn nhiều lắm vì khán giả nhiều nơi chờ và nhớ chúng tôi.
* Thế còn kế hoạch Nam tiến, lâu rồi Nhà hát Kịch Hà Nội không vào TP.HCM?
- Từ Tôi và chúng ta (1985), người Sài Gòn đã yêu chuộng kịch Hà Nội như thương hiệu hàng đầu. Người gốc Bắc là khách hàng truyền thống. Trước kia, năm nào chúng tôi cũng vào, gần đây thì không vì nhà hát dựng nhiều vở lớn, khối lượng, cảnh trí, phục trang cồng kềnh, diễn viên cùng anh em hậu đài trên dưới trăm người. Lưu diễn các vở này yêu cầu rạp đảm bảo kỹ thuật vì nhiều cảnh lớn, và doanh thu phải đủ ít nhất là bù chi phí.
Ở cuộc thi Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc (tại TP. Thanh Hóa từ 21/6 - 6/7/2015), rạp Lam Sơn mới xây dựng trên 100 tỷ đồng mà vẫn không đủ đáp ứng cho vở diễn lớn. Bỉ vỏ diễn ở đây cũng phải làm cấp tốc sào treo để đảm bảo kỹ thuật. Sắp tới đây, chúng tôi dự kiến sẽ dựng số vở kịch hiện đại, gọn nhẹ và hy vọng trở lại TP.HCM vào sang năm.
* ĐD Lê Hùng nói rằng: Diễn viên giỏi hay không là do ĐD. Ý kiến của anh?
- Lê Hùng có quyền nói thế vì anh ấy đã thành công. Tôi đã làm việc với nhiều ĐD trong nước, có người du học nước ngoài và cả các thầy ngoại, họ cùng nói: mỗi ĐD có cách làm việc khác nhau nhưng ĐD giỏi mà gặp diễn viên kém, thụ động thì sao nên chuyện được. Tôi đã tốt nghiệp ĐD năm 2012, nên khi vào vai có góc nhìn đa chiều hơn. Muốn vai ra hồn thì diễn viên phải sống trong thế giới của nhân vật ấy. Trong đầu tôi sống cùng lúc 10 vai, mỗi vai một ngăn não. Tôi vẫn đọc lại kịch bản Bỉ vỏ hàng ngày: chắt lọc các chi tiết, tiếp tục hoàn thiện nhân vật để ngấm sâu dàn dựng của đạo diễn.
* Người ta hay so sánh anh với NSƯT Công Lý, người bạn thân có những khác biệt từ đời tư đến nghề nghiệp.
- Chúng tôi học cùng nhau lớp diễn viên khóa 3 (1990-1994) Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh, tôi là lớp trưởng, cùng thực tập và về Nhà hát Kịch Hà Nội, cùng yêu nhà hát và gắn bó suốt đời. Công Lý hiện là Trưởng đoàn Kịch 2. Chúng tôi sắp cùng nhau đóng phim 20 tập Hoàng tử bạch mã (ĐD Vũ Minh Trí). Phải khác thì mới thú vị chứ.
* Người trong nghề đang đồn đoán anh sẽ nhận danh hiệu NSND trong đợt phong tặng năm nay, còn tôi thì đoán anh sẽ là giám đốc nhà hát trong tương lai.
- Từ lúc quản lý một đoàn đến khi thuộc Ban lãnh đạo nhà hát, tôi vẫn luôn giữ niềm đam mê cống hiến, truyền thụ kinh nghiệm cho các em trẻ. Danh hiệu là do phấn đấu, chức vụ là do tín nhiệm, đấy không phải động cơ lao động nghệ thuật của tôi. Tôi làm nghệ thuật chỉ vì đam mê, nếu hám danh lợi thì thật vớ vẩn.
* Ai chiếm được tình yêu lớn của Trung Hiếu?
- Sân khấu.
* Còn tình yêu nhỏ?
- Thích nuôi chim từ thời cấp 3 ở thị xã Thái Bình, hiện có 15 con cu gáy và cũng có tiếng trong làng chơi chim. Thích thư pháp và học thư pháp từ năm 2000, thỉnh thoảng vẫn ra Văn Miếu giao lưu với anh em, cho chữ khi có dịp. Nhà có bộ sưu tập đồ cổ, tranh của các họa sĩ tặng còn bản thân cũng có vẽ sơn dầu, phấn màu, tĩnh vật, chân dung bạn bè. Tôi còn có một chiếc xe máy Piaggio màu cam, một xe đạp cổ màu đen đỏ trắng.
Cảnh Năm Sài Gòn giận dữ vì ghen và ngờ vực Tám Bính tình ý với Tư Lập Lơ. Ảnh: Lê Huy Thành
điện ảnh Ngay sau khi xem suất diễn đầu tiên, NSND Hoàng Cúc, người đóng cặp với Dũng Nhi - Năm Sài Gòn trong phim video Bỉ vỏ 25 năm trước, đánh giá: "Thường một vở diễn phải qua 10 suất mới nhuyễn, còn Bỉ vỏ hấp dẫn bởi diễn viên nhập vai ngay từ buổi đầu. Năm Sài Gòn là bước tiến lớn của Trung Hiếu, anh lột tả được bề sâu bề dày của nhân vật, tỏa ra sự ấm áp, thiện lương khiến người ta tin nếu không vì hoàn cảnh, vì những bất công đày đọa, anh ta sẵn sàng hoàn lương. Trung Hiếu đã diễn rất đầy, cảnh kết đạt độ tinh hoa, ngồi hàng ghế đầu còn nhận thấy Năm Sài Gòn run thấu từng chân tóc. Hai tiếng rưỡi vở kịch, 2 nhân vật chính (Trung Hiếu - Thu Hà) diễn xuyên suốt đến mức không đủ thời gian thay phục trang. Nếu không có sức khỏe và độ điên say không thể đảm đương nổi".
* Còn tôi thì vẫn thấy hơi bị hẫng vì vở lôi cuốn nên chỉ sợ hết. Anh có thể cho biết quá trình lập luyện vở này? Anh chịu sức ép nào không khi nhận vai chính của một tác phẩm quá nổi tiếng?
- Chúng tôi tập cật lực 1 tháng. Tôi không lo ngại trước bất cứ vai khó nào, chỉ muốn làm tốt nhất có thể.
* Mới đây tôi xem phim chân dung về nhạc sĩ Tuấn Phương có trích cảnh phim Đồng quê xào xạc (đạo diễn (ĐD) Tất Bình), phim đầu tiên Tuấn Phương viết nhạc, thấy hình ảnh Trung Hiếu măng tơ, mặt chất phác, trai làng và Trung Hiếu sau này thật khác xa bởi trên cả sân khấu lẫn màn ảnh nhỏ, anh đã đóng nhiều vai phản diện.
- Đấy là hồi tôi 20 - 22 tuổi. Tôi đóng phim nhựa Hoa ban đỏ từ khi chưa ra trường. Loạt phim ngày ấy như Lập nghiệp (ĐD Triệu Tuấn), Đồng quê xào xạc, Giải hạn, Cuốn sổ ghi đời, Những người con hiếu thảo, Sống mãi với Thủ đô là những phim đầu đời. Nếu chỉ có thể đóng một loại vai thì chán thật. Sáng tạo và thử thách là sức hấp dẫn của nghệ thuật.
* Vâng, tôi vẫn còn nhớ trong phim truyện nhựa Giải hạn (ĐD Vũ Xuân Hưng) anh đóng vai Thiện, người em chồng thầm yêu chị dâu Triệu (Lê Vi đóng), ấn tượng về diễn xuất thật và xúc cảm của anh chị luôn khiến tôi chú ý theo dõi mỗi khi thấy tên.
- Tôi luôn cố gắng vì lòng yêu mến ấy, sự mến mộ, tình cảm của khán giả là phần thưởng quý báu của tôi. Tôi rất nhớ năm 1994 khi làm phim Giải hạn ở làng Cổ Lễ, Nam Định, đóng máy thì đã áp Tết, đoàn lên đường về Hà Nội, vừa ra khỏi làng thì xe bị chặn lại bởi một thôn nữ, cô đề nghị được gặp Trung Hiếu vài phút.
Đạo diễn cho dừng xe, bảo tôi xuống, cô đưa vào tay tôi gói quà bọc giấy báo: "Đây là sản phẩm đầu đời của em, em đã học may trên huyện, về mở hiệu tại nhà. Những ngày qua, anh đóng phim ở làng, em tranh thủ quan sát, không có dịp được đo trực tiếp, em ước lượng bằng mắt và may tặng anh chiếc quần này. Hy vọng anh mặc vừa và có dịp thì trở lại làng em". Tôi bất ngờ lắm. Về Hà Nội thì mặc vừa và giữ nó đến bây giờ cùng kỷ vật của bạn bè, người hâm mộ tặng.
* Thời nay, người ta có phương tiện hiện đại hỗ trợ để biểu lộ tình cảm nhanh và quyết liệt hơn. Anh còn nhận được thư viết tay của khán giả?
- Vẫn nhận đều. Khán giả gửi cả về nhà riêng lẫn nhà hát, cả thư tỏ tình. Trước kia, tôi cố gắng trả lời một phần, gần đây bận quá, chỉ chọn trả lời bằng tin nhắn; có khi mẹ tôi trả lời hộ.
* Tôi đã biết ngôi nhà anh trong ngõ 74 Nguyễn Khuyến từ 20 năm trước khi ba anh em anh sống cùng bố mẹ, nay thì nhà đã xây sửa đẹp 4 tầng, chỉ có 3 người.
- Hai anh tôi là Trung Hải và Trung Hà, anh nào cũng đã có con, trai gái đầy đủ. Tôi là út, sống cùng bố mẹ nhưng đi suốt, mấy khi ăn cơm nhà đâu. Bố mẹ đã lớn tuổi, luôn ủng hộ và chia sẻ với tôi.
* Vâng, bố mẹ anh rất "thoáng" trong tư duy ủng hộ anh say sưa sự nghiệp nhưng chắc không phải không có lúc gặp nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Trọng Pháo - Vũ Nguyệt Ánh sốt ruột và thúc giục anh về hôn sự.
- Có, nhưng từ lâu rồi. Những năm gần đây bố mẹ tôn trọng công việc và lựa chọn của tôi.
* Ở tuổi 42, anh vẫn chưa kết hôn khiến khá đông khán giả thắc mắc. Có luồng dư luận cho rằng anh khó tính, kén chọn, luồng khác lại bảo vì anh mải mê sự nghiệp; lại có luồng nữa kết luận anh không lấy vợ vì sợ mất fan. Anh dám thẳng thắn nhận anh thuộc "luồng" nào không? Thậm chí, trên mạng "lá cải" lại còn tung tin ngờ vực chất đàn ông của anh nữa. Anh nổi giận chứ?
- Tôi không khó tính trong tình yêu, các "luồng" nói trên cũng có phần đúng. Tôi chỉ thuận theo tự nhiên, làm sao có thể ép mình vào kế hoạch lấy năm nào nên ai ép được tôi lấy vợ? Mọi sự khán giả thắc mắc, tò mò, kể cả bình phẩm và "đặt điều" về giới tính đều khiến tôi cười, vui! Thế là công chúng quan tâm đến mình. Tôi không tức giận và không phải thanh minh gì cả!
Cảnh Năm Sài Gòn làm đám cưới với Tám Bính. Ảnh: Lê Huy Thành
* Nhưng làm việc thì nhiều kế hoạch. Sắp tới anh đưa Bỉ vỏ xuống Hải Phòng chứ? Đấy là bối cảnh chính nơi Nguyên Hồng viết những tác phẩm lớn đời ông.
- Nhà hát đã có kế hoạch đưa tác phẩm về thành phố Cảng, nhưng sẽ phải ký hợp đồng bán vé trước rồi mới đưa "quân" xuống vì tổ chức biểu diễn của một nhà hát không đơn giản như những nhóm tấu hài. Tôi rất hào hứng mỗi khi diễn ở Hải Phòng bởi khán giả ở đây rất nhiệt tình, bộc trực, họ cười sảng khoái hoặc khóc to khiến tôi diễn trên sân khấu cảm nhận lập tức.
Bản lĩnh, tay nghề của diễn viên sân khấu mỗi đêm diễn được phản hồi lập tức bằng khán giả, đấy chính là cái khó nhưng cũng là thước đo đẳng cấp - bạn biết đấy, ở nước ngoài các minh tinh màn bạc muốn chứng tỏ tài năng đều phải tham gia kịch nghệ.
Hải Phòng đầy kỷ niệm với tôi. Huy chương vàng đầu tiên trong sự nghiệp diễn xuất của tôi, vai nhà văn Tống Thoại vở Cát bụi nhận được ở Hải Phòng. Tôi vẫn còn kinh ngạc khi nhớ lại sau buổi diễn Đứa con bị đánh cắp một nữ khán giả Hải Phòng đã xách lẵng hoa lên sân khấu, quỳ xuống đưa cho tôi trong khi bà vẫn còn khóc, bà khen tôi đóng anh em sinh đôi tính cách trái ngược nhau đạt quá nên xứng đáng được dâng hoa như vậy.
Chúng tôi còn muốn đưa Bỉ vỏ về Nam Định nữa, đấy là quê gốc của Nguyên Hồng và cũng là một bối cảnh của tác phẩm. Muốn nhiều lắm vì khán giả nhiều nơi chờ và nhớ chúng tôi.
* Thế còn kế hoạch Nam tiến, lâu rồi Nhà hát Kịch Hà Nội không vào TP.HCM?
- Từ Tôi và chúng ta (1985), người Sài Gòn đã yêu chuộng kịch Hà Nội như thương hiệu hàng đầu. Người gốc Bắc là khách hàng truyền thống. Trước kia, năm nào chúng tôi cũng vào, gần đây thì không vì nhà hát dựng nhiều vở lớn, khối lượng, cảnh trí, phục trang cồng kềnh, diễn viên cùng anh em hậu đài trên dưới trăm người. Lưu diễn các vở này yêu cầu rạp đảm bảo kỹ thuật vì nhiều cảnh lớn, và doanh thu phải đủ ít nhất là bù chi phí.
Ở cuộc thi Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc (tại TP. Thanh Hóa từ 21/6 - 6/7/2015), rạp Lam Sơn mới xây dựng trên 100 tỷ đồng mà vẫn không đủ đáp ứng cho vở diễn lớn. Bỉ vỏ diễn ở đây cũng phải làm cấp tốc sào treo để đảm bảo kỹ thuật. Sắp tới đây, chúng tôi dự kiến sẽ dựng số vở kịch hiện đại, gọn nhẹ và hy vọng trở lại TP.HCM vào sang năm.
* ĐD Lê Hùng nói rằng: Diễn viên giỏi hay không là do ĐD. Ý kiến của anh?
- Lê Hùng có quyền nói thế vì anh ấy đã thành công. Tôi đã làm việc với nhiều ĐD trong nước, có người du học nước ngoài và cả các thầy ngoại, họ cùng nói: mỗi ĐD có cách làm việc khác nhau nhưng ĐD giỏi mà gặp diễn viên kém, thụ động thì sao nên chuyện được. Tôi đã tốt nghiệp ĐD năm 2012, nên khi vào vai có góc nhìn đa chiều hơn. Muốn vai ra hồn thì diễn viên phải sống trong thế giới của nhân vật ấy. Trong đầu tôi sống cùng lúc 10 vai, mỗi vai một ngăn não. Tôi vẫn đọc lại kịch bản Bỉ vỏ hàng ngày: chắt lọc các chi tiết, tiếp tục hoàn thiện nhân vật để ngấm sâu dàn dựng của đạo diễn.
* Người ta hay so sánh anh với NSƯT Công Lý, người bạn thân có những khác biệt từ đời tư đến nghề nghiệp.
- Chúng tôi học cùng nhau lớp diễn viên khóa 3 (1990-1994) Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh, tôi là lớp trưởng, cùng thực tập và về Nhà hát Kịch Hà Nội, cùng yêu nhà hát và gắn bó suốt đời. Công Lý hiện là Trưởng đoàn Kịch 2. Chúng tôi sắp cùng nhau đóng phim 20 tập Hoàng tử bạch mã (ĐD Vũ Minh Trí). Phải khác thì mới thú vị chứ.
* Người trong nghề đang đồn đoán anh sẽ nhận danh hiệu NSND trong đợt phong tặng năm nay, còn tôi thì đoán anh sẽ là giám đốc nhà hát trong tương lai.
- Từ lúc quản lý một đoàn đến khi thuộc Ban lãnh đạo nhà hát, tôi vẫn luôn giữ niềm đam mê cống hiến, truyền thụ kinh nghiệm cho các em trẻ. Danh hiệu là do phấn đấu, chức vụ là do tín nhiệm, đấy không phải động cơ lao động nghệ thuật của tôi. Tôi làm nghệ thuật chỉ vì đam mê, nếu hám danh lợi thì thật vớ vẩn.
* Ai chiếm được tình yêu lớn của Trung Hiếu?
- Sân khấu.
* Còn tình yêu nhỏ?
- Thích nuôi chim từ thời cấp 3 ở thị xã Thái Bình, hiện có 15 con cu gáy và cũng có tiếng trong làng chơi chim. Thích thư pháp và học thư pháp từ năm 2000, thỉnh thoảng vẫn ra Văn Miếu giao lưu với anh em, cho chữ khi có dịp. Nhà có bộ sưu tập đồ cổ, tranh của các họa sĩ tặng còn bản thân cũng có vẽ sơn dầu, phấn màu, tĩnh vật, chân dung bạn bè. Tôi còn có một chiếc xe máy Piaggio màu cam, một xe đạp cổ màu đen đỏ trắng.