Mekong, con sống lớn chảy từ Trung Quốc qua 5 nước Đông Nam Á, đang có mực nước thấp nhấp trong vòng 30 năm qua, một quan chức Thái cho biết.
Một đoạn sông Mekong. Ảnh:
Một đoạn sông Mekong. Ảnh: odyssei.com.
Hình thái thời tiết do hiện tượng El Nino gây ra khiến lượng mưa trong khu vực xuống thấp, và sẽ còn thấp hơn nếu nguồn cung cấp từ thượng nguồn bị suy giảm, Kasemsun Chinnavaso, giám đốc Cơ quan quản lý Nguồn nước Thái Lan, phát biểu hôm qua.
Theo Asia News Networks, mùa hè chưa tới song cây cối trong nhiều khu rừng và gần những con đường dọc theo sông Mekong đang xơ xác vì hạn hán.
Mekong là một trong những con sông dài nhất thế giới. Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, nó chảy qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Những người dân sống dọc theo sông Mekong khẳng định mực nước sông đang ở mức cực kỳ thấp. Hoạt động vận tải đường thủy giữa Trung Quốc và Thái Lan đang tạm ngừng. Các đồng ruộng hai bên bờ sông tiếp tục khô héo. Nước sinh hoạt trở nên khan hiếm do mực nước trong các giếng giảm.
Hàng chục thành phố, thị trấn từ huyện Chiang Saen – nằm ở biên giới phía bắc của Thái Lan – tới Pa Dai đang chịu ảnh hưởng xấu của tình trạng suy giảm mực nước của sông Mekong. Nhiều người dân nói họ nhìn thấy nước sông lên hoặc xuống hàng mét chỉ trong một ngày. Mực nước thấp làm gián đoạn hoạt động kiếm ăn và sinh sản của các hệ động vật trong sông Mekong – nơi khoảng 70% lượng cá có tập tính di cư theo mùa.
Người dân ở hai bên bờ sông nói với tờ The Straits Times rằng sản lượng cá đã giảm đáng kể và những con cá lớn trở nên khan hiếm. Họ cũng khẳng định sự lên xuống thất thường của mực nước khiến các cánh đồng ớt, rau và thuốc lá dọc hai bờ sông không có cơ hội sống sót.
Một số người Thái Lan cho rằng nguyên nhân có thể là do các đập ở thượng nguồn.
Niwat Roykaew, lãnh đạo một tổ chức bảo tồn có trụ sở tại Chiang Khong, Thái Lan, cho biết vào tháng trước một quan chức của thành phố Chiang Rai gửi thư tới lãnh đạo tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Trong thư ông yêu cầu giới chức tỉnh Vân Nam mở đập để khắc phục tình trạng thiếu nước ở hạ nguồn sông Mekong.
Trong thư trả lời, người đứng đầu tỉnh Vân Nam nói ông không thể làm theo yêu cầu này vì tỉnh Vân Nam cũng cần nước để tưới tiêu trong mùa khô.
Trung Quốc bắt đầu bị cáo buộc kiểm soát dòng chảy sông Mekong kể từ khi nước này vận hành 3 đập thủy điện trên đoạn sông Mekong thuộc tỉnh Vân Nam. Các đập đó có tổng trữ lượng nước lên tới 3 tỷ mét khối. Đập thứ tư, có tên Tiểu Loan, đang được xây dựng và sẽ hoàn thành vào năm 2012. Với chiều cao khoảng 300 m, Tiểu Loan sẽ trở thành đập cao nhất thế giới và có khả năng giữ 15 tỷ m khối nước.
Đập Tiểu Loan tại Trung Quốc. Ảnh:
Đập Tiểu Loan tại Trung Quốc. Ảnh: edu.au.
Tuy nhiên, các chuyên gia và quan chức Trung Quốc tin rằng các đập thủy lợi không phải là thủ phạm khiến mực nước sông Mekong giảm mạnh.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hu Zheng-yue khẳng định với Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva trong cuộc họp tại Bangkok ngày 8/3 rằng các đập nước ở tỉnh Vân Nam không liên quan tới mực nước ở hạ nguồn sông Mekong.
“Trung Quốc không làm bất cứ điều gì gây tổn hại tới lợi ích chung với các nước láng giềng trong khu vực sông Mekong”, ông Hu tuyên bố.
Theo Asia One, Thủ tướng Abhisit nói với ông Hu rằng người dân Thái Lan đổ lỗi cho đập Trung Quốc vì họ không nắm rõ thông tin về những đập này.
"Trung Quốc có vai trò to lớn đối với sự phát triển trong khu vực và tôi tin Trung Quốc cũng không muốn chứng kiến tình cảnh khó khăn của người dân sống ở hạ nguồn sông Mekong", Asia One dẫn lời ông Abhisit.
Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya cho rằng các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong không nên đổ lỗi cho Trung Quốc vì sông Mekong nhận 35% lượng nước mưa từ Lào, trong khi các đập Trung Quốc chỉ giữ chừng 4% tổng lượng nước của sông.
Hiện nay Trung Quốc cũng đang hứng chịu một đợt hạn hán dài bất thường. Người dân tại một số địa phương cho biết, trận mưa cuối cùng mà họ chứng kiến đã xảy ra từ tháng 10 năm ngoái.
Tuenjai Deetes, cựu thượng nghị sĩ Thái Lan kiêm nhà bảo tồn, nói với tờ The Straits Times rằng đã đến lúc các nước liên quan tới sông Mekong ký kết một thỏa thuận chung về việc chia sẻ nguồn nước của sông.“Có bằng chứng rõ ràng cho thấy các dự án phát triển tại các nước không quan tâm tới những tác động môi trường và xã hội xuyên biên giới. Những tác động ấy gây ảnh hưởng xấu tới các khu vực hạ nguồn sông Mekong”, Deetes phát biểu.:22124305-2-325157:
Một đoạn sông Mekong. Ảnh:
Một đoạn sông Mekong. Ảnh: odyssei.com.
Hình thái thời tiết do hiện tượng El Nino gây ra khiến lượng mưa trong khu vực xuống thấp, và sẽ còn thấp hơn nếu nguồn cung cấp từ thượng nguồn bị suy giảm, Kasemsun Chinnavaso, giám đốc Cơ quan quản lý Nguồn nước Thái Lan, phát biểu hôm qua.
Theo Asia News Networks, mùa hè chưa tới song cây cối trong nhiều khu rừng và gần những con đường dọc theo sông Mekong đang xơ xác vì hạn hán.
Mekong là một trong những con sông dài nhất thế giới. Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, nó chảy qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Những người dân sống dọc theo sông Mekong khẳng định mực nước sông đang ở mức cực kỳ thấp. Hoạt động vận tải đường thủy giữa Trung Quốc và Thái Lan đang tạm ngừng. Các đồng ruộng hai bên bờ sông tiếp tục khô héo. Nước sinh hoạt trở nên khan hiếm do mực nước trong các giếng giảm.
Hàng chục thành phố, thị trấn từ huyện Chiang Saen – nằm ở biên giới phía bắc của Thái Lan – tới Pa Dai đang chịu ảnh hưởng xấu của tình trạng suy giảm mực nước của sông Mekong. Nhiều người dân nói họ nhìn thấy nước sông lên hoặc xuống hàng mét chỉ trong một ngày. Mực nước thấp làm gián đoạn hoạt động kiếm ăn và sinh sản của các hệ động vật trong sông Mekong – nơi khoảng 70% lượng cá có tập tính di cư theo mùa.
Người dân ở hai bên bờ sông nói với tờ The Straits Times rằng sản lượng cá đã giảm đáng kể và những con cá lớn trở nên khan hiếm. Họ cũng khẳng định sự lên xuống thất thường của mực nước khiến các cánh đồng ớt, rau và thuốc lá dọc hai bờ sông không có cơ hội sống sót.
Một số người Thái Lan cho rằng nguyên nhân có thể là do các đập ở thượng nguồn.
Niwat Roykaew, lãnh đạo một tổ chức bảo tồn có trụ sở tại Chiang Khong, Thái Lan, cho biết vào tháng trước một quan chức của thành phố Chiang Rai gửi thư tới lãnh đạo tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Trong thư ông yêu cầu giới chức tỉnh Vân Nam mở đập để khắc phục tình trạng thiếu nước ở hạ nguồn sông Mekong.
Trong thư trả lời, người đứng đầu tỉnh Vân Nam nói ông không thể làm theo yêu cầu này vì tỉnh Vân Nam cũng cần nước để tưới tiêu trong mùa khô.
Trung Quốc bắt đầu bị cáo buộc kiểm soát dòng chảy sông Mekong kể từ khi nước này vận hành 3 đập thủy điện trên đoạn sông Mekong thuộc tỉnh Vân Nam. Các đập đó có tổng trữ lượng nước lên tới 3 tỷ mét khối. Đập thứ tư, có tên Tiểu Loan, đang được xây dựng và sẽ hoàn thành vào năm 2012. Với chiều cao khoảng 300 m, Tiểu Loan sẽ trở thành đập cao nhất thế giới và có khả năng giữ 15 tỷ m khối nước.
Đập Tiểu Loan tại Trung Quốc. Ảnh:
Đập Tiểu Loan tại Trung Quốc. Ảnh: edu.au.
Tuy nhiên, các chuyên gia và quan chức Trung Quốc tin rằng các đập thủy lợi không phải là thủ phạm khiến mực nước sông Mekong giảm mạnh.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hu Zheng-yue khẳng định với Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva trong cuộc họp tại Bangkok ngày 8/3 rằng các đập nước ở tỉnh Vân Nam không liên quan tới mực nước ở hạ nguồn sông Mekong.
“Trung Quốc không làm bất cứ điều gì gây tổn hại tới lợi ích chung với các nước láng giềng trong khu vực sông Mekong”, ông Hu tuyên bố.
Theo Asia One, Thủ tướng Abhisit nói với ông Hu rằng người dân Thái Lan đổ lỗi cho đập Trung Quốc vì họ không nắm rõ thông tin về những đập này.
"Trung Quốc có vai trò to lớn đối với sự phát triển trong khu vực và tôi tin Trung Quốc cũng không muốn chứng kiến tình cảnh khó khăn của người dân sống ở hạ nguồn sông Mekong", Asia One dẫn lời ông Abhisit.
Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya cho rằng các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong không nên đổ lỗi cho Trung Quốc vì sông Mekong nhận 35% lượng nước mưa từ Lào, trong khi các đập Trung Quốc chỉ giữ chừng 4% tổng lượng nước của sông.
Hiện nay Trung Quốc cũng đang hứng chịu một đợt hạn hán dài bất thường. Người dân tại một số địa phương cho biết, trận mưa cuối cùng mà họ chứng kiến đã xảy ra từ tháng 10 năm ngoái.
Tuenjai Deetes, cựu thượng nghị sĩ Thái Lan kiêm nhà bảo tồn, nói với tờ The Straits Times rằng đã đến lúc các nước liên quan tới sông Mekong ký kết một thỏa thuận chung về việc chia sẻ nguồn nước của sông.“Có bằng chứng rõ ràng cho thấy các dự án phát triển tại các nước không quan tâm tới những tác động môi trường và xã hội xuyên biên giới. Những tác động ấy gây ảnh hưởng xấu tới các khu vực hạ nguồn sông Mekong”, Deetes phát biểu.:22124305-2-325157: