Trường THPT Bỉm Sơn ĐỀ KIỂM TRA VIẾT BÀI SỐ 1 HỌC KỲ 2
Lớp 11B Thời gian làm bài 45 phút.
Lớp 11B Thời gian làm bài 45 phút.
BÀI LÀM:
1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 . 7 . 8 . 9 . 10 . 11 . 12 .
13 . 14 . 15 . 16 . 17 . 18 . 19 . 20 . 21 . 22 . 23 . 24 .
25 . 26 . 27 . 28 29 . 30 .
ĐỀ BÀI:
C©u 1. Hai dây dẫn thẳng dài, đặt song song với nhau trong chân không, cách nhau một khoảng 10cm. Trong hai dây có hai dòng điện ngược chiều chạy qua và có cùng cường độ 16A. Độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây thứ nhất 2cm, cách dây thứ hai 8cm là
A. 1,2.10-4 (T). B. 2,0.10-4 (T). C. 1,6.10-4 (T). D. 0,4.10-4 (T).
C©u 2. Chọn câu đúng.
A. Khi hai đường sức từ của một từ trường cắt nhau thì tại đó cảm ứng từ có cùng giá trị.
B. Từ phổ là hình ảnh tổng hợp của tất cả các đường sức từ trong từ trường.
C. Chiều của đường sức từ được quy ước là chiều từ cực Bắc sang cực Nam của nam châm thử.
D. Nơi các đường sức từ vẽ dầy thì cảm ứng từ tại đó lớn, vẽ thưa thì cảm ứng từ tại đó nhỏ.
C©u 3. Câu nào dưới đây nói về tính chất của điốt bán dẫn là không đúng?
A. Điốt bán dẫn chỉ cho dòng điện chạy chủ yếu theo một chiều từ p sang n.
B. Điốt bán dẫn phân cực thuận khi miền n được nối với cực dương và miền p nối với cực âm của nguồn điện ngoài.
C. Điốt bán dẫn là lnh kiện bán dẫn được cấu tạo từ một lớp chuyển tiếp p-n.
D. Điốt bán dẫn thường được dùng để chỉnh lưu dòng xoay chiều.
C©u 4. Câu nào dưới đây nói về các hạt tải điện trong bán dẫn là đúng?
A. Các hạt tải điện trong bán dẫn luôn bao gồm cả hai loại là electrôn tự do và lỗ trống.
B. Các hạt tải điện trong bán dẫn loại n là electrôn tự do.
C. Các hạt tải điện trong bán dẫn loại p là lỗ trống.
D. Electrôn tự do và lỗ trống đều mang điện âm và chuyển động ngược chiều điện trường.
C©u 5. Một vòng dây hình tròn bán kính R có dòng điện I chạy qua. Nếu cường độ dòng điện trong vòng dây tăng lên 4 lần và bán kính vòng dây giảm đi 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây sẽ:
A. giảm 2 lần. B. giảm 6 lần. C. tăng 8 lần. D. tăng 2 lần.
C©u 6. Đặt một đoạn dây dẫn có dòng điện I chạy qua trong một từ trường đều. Điều nào sau đây là sai:
A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn tỉ lệ với cường độ dòng điện trong dây dẫn.
B. Nếu dây dẫn song song với các đường cảm ứng từ thì lực từ tác dụng lên dây dẫn bằng 0.
C. Độ lớn của cảm ứng từ của từ trường tỉ lệ với độ dài đoạn dây.
D. Nếu dây dẫn vuông góc với đường cảm ứng từ thì lực từ tác dụng lên dây dẫn có giá trị cực đại.
C©u 7. Một khung dây tròn bán kính 5cm gồm 20 vòng dây. Cảm ứng từ tại tâm của khung dây là
1,8π.10-5T. Dòng điện chạy trong mỗi vòng dây của khung là:
A. 450 (A). B. 22,5 (A). C. 4,5 (A). D. 0,225 (A).
C©u 8. Đối với ống dây dài có dòng điện chạy qua, từ trường trong lòng ống dây có véc tơ cảm ứng từ B:
A. như nhau tại mọi điểm.
B. nhỏ nhất ở 2 đầu.
C. lớn nhất tại điểm chính giữa.
D. có hướng không thay đổi nhưng độ lớn thay đổi theo vị trí.
C©u 9. Hai vòng dây dẫn tròn đồng tâm, có bán kính là R và 2R. Trong mỗi vòng tròn có dòng điện I = 10 chạy qua. Biết R = 8cm, hai vòng tròn nằm trong cùng một mặt phẳng, hai dòng điện chạy ngược chiều. Cảm ứng từ tại tâm của hai vòng dây là:
A. 3,75π.10-5 (T). B. 2,5π.10-5 (T). C. 2,25π.10-5 (T). D. 1,25π.10-5 (T).
C©u 10. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Độ lớn cảm ứng từ tại tâm của một dòng điện tròn
A. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện. B. tỉ lệ với diện tích hình tròn.
C. tỉ lệ nghịch với chiều dài đường tròn D. tỉ lệ nghịch với diện tích hình tròn.
C©u 11. Dòng điện có cường độ I=0,5A chạy qua các vòng dây của một ống dây, thì cảm ứng từ trong lòng ống dây là 2π.10-5T. Ống dây dài 50cm. Số vòng dây của ống là:
A. 50 vòng. B. 150 vòng. C. 200 vòng. D. 100 vòng.
C©u 12. Dạng đường sức từ của nam châm thẳng giống với dạng đường sức từ của:
A. dòng điện tròn. B. dòng điện thẳng.
C. dòng điện trong ống dây dài. D. dòng điện trong cuộn dây.
C©u 13. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Cảm ứng từ trong lòng ống dây dài mang dòng điện
A. tỉ lệ với chiều dài của ống dây B. tỉ lệ với tiết diện của ống
C. luôn bằng 0. D. là như nhau tại mọi điểm.
C©u 14. Chọn câu sai.
A. Tương tác giữa dòng điện với nam châm thử là tương tác từ.
B. Tương tác giữa nam châm chữ U và nam châm thử là tương tác từ.
C. Tương tác giữa nam châm chữ U và nam châm thẳng là tương tác từ.
D. Tương tác của từ trường với êlectron chuyển động trong nó không phải là tương tác từ.
C©u 15. Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về tranzitor?
A. Có thể coi tranzitor có cấu tạo bao gồm 2 điốt bán dẫn được ghép với nhau.
B. Tranzitor bao gồm 2 lớp chuyển tiếp p-n trong đó bán dẫn loại p rất mỏng kẹp giữa hai bán dẫn
loại n.
C. Tranzitor bao gồm 3 cực là côlectơ, bazơ và êmitơ.
D. Tranzitor bao gồm 2 lớp chuyển tiếp p-n trong đó bán dẫn loại n rất mỏng kẹp giữa hai bán dẫn
loại p.
C©u 16. Dòng đện thẳng dài mang dòng điện I1=10A được đặt vuông góc với mặt phẳng của dòng điện tròn I2=5A bán kính R=5cm và đi qua tâm của dòng I2. Cả hai dòng điện đặt trong không khí. Lực từ do từ trường của dòng điện I1 tác dụng lên dòng I2 có độ lớn là:
A. 0,2π (N) B. 0,4π (N) C. 0 (N) D. 0,2 (N)
C©u 17. Cảm ứng từ của một dòng điện thẳng tại một điển cách dòng điện 5cm bằng 1,2.10-5T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là:
A. 3 (A). B. 3/π (A). C. 300 (A). D. 300/π (A).
C©u 18. Phát biểu nào dưới đây là không đúng với bán dẫn?
A. chỉ cho dòng điện chạy theo một chiều. B. có hai loại hạt tải điện là electron và lỗ trống.
C. có hệ số nhiệt điện trở âm. D. tính chất điện nhạy cảm với tạp chất.
C©u 19. Cảm ứng từ bên trong một ống dây dẫn có dạng hình trụ, có độ lớn tăng lên khi
A. đường kính của ống dây giảm đi. B. kéo cho chiều dài ống dây tăng lên.
C. cường độ dòng điện trong ống giảm đi. D. tăng số vòng dây cuốn nhưng giữ nguyên khoảng cách giữa các vòng dây cuốn.
C©u 20. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường
A. không có hướng xác định B. nằm theo hướng của lực từ.
C. nằm theo hướng của đường sức từ. D. vuông góc với đường sức từ.
C©u 21. Hãy chọn câu đúng
Hệ số khuếch đại β của tranzitor là
A. tỉ số dòng điện bazơ với dòng điện êmitơ. B. tỉ số dòng điện côlêctơ với dòng điện êmitơ.
C. tỉ số dòng điện côlêctơ với dòng điện bazơ. D. tỉ số dòng điện êmitơ với dòng điện bazơ.
C©u 22. Chọn câu đúng nhất: xung quanh các điện tích chuyển động có
A. từ trường B. điện trường
C. cả điện trường và từ trường D. điện trường tĩnh
C©u 23. Chọn phương án sai:
Cảm ứng từ của một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài tại một điểm M
A. giảm đi khi điểm M di chuyển trên một đường thẳng vuông góc với dây dẫn và đi ra xa dây.
B. không đổi khi dịch chuyển trên một đường sức từ.
C. không đổi khi dịch chuyển trên đường thẳng song song với day dẫn.
D. tăng lên khi di chuyển trên một đường thẳng vuông góc với dây dẫn và đi lại gần dây.
C©u 24. Phát biểu nào dưới đây là sai?
Lực từ là lực tương tác giữa
A. nam châm với dòng điện. B. giữa hai điện tích đứng yên.
C. hai nam châm. D. hai dòng điện.
C©u 25. Một dây dẫn có dòng điện chạy qua được uốn thành vòng tròn. Tại tâm của vòng tròn, cảm ứng từ sẽ giảm đi khi
A. đường kính vòng dây giảm đi. B. số vòng dây cuốn tăng lên.
C. cường độ dòng điện giảm đi. D. cường độ dòng điện tăng lên.
C©u 26. Trong các định nghĩa đơn vị cảm ứng từ sau định nghĩa nào đúng là
A. 1T = (1N.1m^2) /1A B. 1T = 1N/(1A.1m) C. 1T = 1A.1N D. 1T = (1N.1m)/1A
C©u 27. Hãy chọn câu đúng:
Cảm ứng từ bên trong lòng ống dây được xác định bằng công thức
A. B = 2.10-7.I/r. B = 4p.10-7.nI C. B = 4p.10-7.nR D. B = 4p.10-7.I/r
C©u 28. Khi đặt đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường đều, dây dẫn không chịu tác dụng của lực từ nếu dây dẫn đó:
A. vuông góc với đường sức từ.
B. hợp với đường sức từ một góc nhọn.
C. song song với đường sức từ.
D. hợp với đường sức từ một góc tù.
C©u 29. Tính chất cơ bản của từ trường là:
A. Tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó
B. Tác dụng lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó
C. Tác dụng lực điện lên một điện tích
D. Tác dụng lực từ lên hạt mang điện
C©u 30. Chọn câu sai?
Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có các đường sức vuông góc với dòng điện sẽ thay đổi nếu
A. cường độ dòng điện thay đổi.
B. dòng điện và từ trường đồng thời đổi chiều.
C. từ trường đổi chiều.
D. dòng điện đổi chiều.
§¸p ¸n m· ®Ò: 1
1 B. 2 D. 3 B. 4 A. 5 C. 6 C. 7 D. 8 A. 9 D. 10 C. 11 A. 12 C.
13 D. 14 D. 15 A. 16 C. 17 A. 18 A. 19 B. 20 C. 21 C. 22 C. 23 B. 24 B.
25 C. 26 B. 27 B. 28 C 29 A. 30 B.