admin
Thanh Niên Xóm
Không phải làng nghề gói bánh chưng quy mô lớn, cũng không được mọi người biết đến “rầm rộ” như làng nghề gói bánh chưng Tranh Khúc, nhưng bánh chưng Lỗ Khê (Đông Anh) lại làm cho những ai đã thưởng thức không thể quên được vị đậm bùi của nhân bánh, vị thơm của lá dong quyện với nếp cái hoa vàng; và nhất là độ rền, mịn của bánh. Để rồi cứ đều đặn mỗi dịp Tết, làng gói bánh Lỗ Khê lại nhộn nhịp vào mùa.
Tâp nập mùa bánh Tết
Chỉ còn vài ngày nữa là bà con thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh sẽ vào mùa bánh chưng Tết. Đến Lỗ Khê những ngày này, sự chuẩn bị của bà con dường như làm cho không khí Tết đến gần hơn. Những xe lá dong xanh mướt được chở đến; những bao đậu xanh đã chóc vỏ vàng ruộm; những bao gạo nếp nhung, nếp cái hoa vàng, nếp hoa trắng;những bao hạt tiêu chất đầy… Tất cả đều đã được chuẩn bị để “vào guồng”, rồi sau đó, những chiếc bánh thơm dẻo sẽ đến vui Tết với mọi nhà.
Cả thôn có trên 700 hộ, ngoài nghề chính là nông nghiệp, cứ đều đặn vào dịp Tết hàng năm, tính cả số hộ làm bánh thường xuyên và không thường xuyên vào khoảng 200. Bánh của thôn phục vụ nhu cầu của bà con các vùng lân cận như:Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang… Thời gian cả làng gói bánh rộ nhất bắt đầu từ ngày 22 (âm lịch), và bán từ đó cho đến tận tối ngày 30 Tết. Hơn chục năm trong nghề, hiện gia đình bà Phạm Thị Lành có quy mô gói bánh chưng lớn nhất thôn Lỗ Khê. Ngày bình thường, trung bình gia đình bà gói khoảng 1 tạ gạo (mỗi ngày xuất khoảng 200 chiếc), khi có đám cưới đặt thì số lượng gạo lên tới 4 tạ. Nhưng đến ngày Tết, mỗi ngày gia đình bà gói khoảng 5 – 6 tạ gạo. Vừa nói chuyện, bà Lành vừa chỉ tay vào những bao gạo chất cao ngất ngưởng được mua chuẩn bị gói bánh Tết rồi nhẩm tính, chỉ riêng 4 ngày Tết, gia đình bà gói khoảng 6.000 bánh. Nếu ngày thường giá bán chỉ vào khoảng 12.000đ/ chiếc thì ngày Tết, giá bán buôn là 17.000đ một chiếc, giá bán lẻ là 20.000 – 22.000đ/ chiếc. Bà Lành cho biết, mấy ngày Tết, gia đình bà phải thuê thêm 8 người, làm cả ngày lẫn đêm mà vẫn không hết việc.
Bánh ngon nhờ bí quyết
Nói về bí quyết làm bánh, bà Lành chia sẻ: “Gạo phải ngâm khoảng 15 phút đến 1 tiếng, mục đích để cho nước thấm đều, luộc nhanh chín mà bánh vẫn đậm đà. Nếu gạo chỉ vo, khi luộc hạt gạo sẽ bị bết vào vỏ lá phía ngoài, còn bên trong hay bị lại gạo. Khi luộc nên để lửa thật nỏ cho nhanh rừ”. Để có một chiếc bánh không chỉ đẹp mà còn phải ngon, người làm bánh phải rất tỉ mỉ trong từng công đoạn. Gạo thường là nếp trắng, nếp cái hoa vàng hay nếp nhung, lá dong phải thật xanh, không quá già. Thịt và đậu xanh cũng được lựa chọn thật kỹ. “Ở đây, người nào làm bánh cũng cẩn thận như thế cả. Làm bánh ngon không chỉ bán được nhiều mà còn tạo được uy tín nữa” – Bà Lành chia sẻ.
Bà con Lỗ Khê vẫn luôn tự hào về vị ngọt riêng của bánh. Họ vẫn nói vui là nơi đây “được” nước, bánh vùng này có vị đậm hơn, ngọt hơn nhờ nguồn nước. Đến nhà chị Nguyễn Thị Nghiệp đúng lúc chị vừa đi giao bánh về. Ấn tượng nhất mà mọi người đều thấy có lẽ là những chiếc thùng phi cỡ lớn được dùng để luộc bánh. Chị Nghiệp cho biết, trung bình một nồi như vậy xếp được khoảng 130 chiếc bánh, chi phí cho một nồi bánh dao động từ 400.000 – 500.000đ. “Mỗi vụ Tết, chỉ sợ không có sức mà làm. Năm ngoái đến tận 30, tôi mới giao được bánh cho những nhà xung quanh. Mình bận rộn nên ai cũng thông cảm” – Chị Nghiệp vui vẻ nói.
Bánh chưng Lỗ Khê được Trưởng thôn Nguyễn Văn Vượng gọi vui với cụm từ “bánh đặc chủng”. Ông kể: “Từ xưa, cách làm bánh của Lỗ Khê hoàn toàn khác so với các nơi khác. Trước khi gói phải luộc lá, vớt ra cho khô. Bánh được luộc chỉ trong 4 tiếng, sau đó đến công đoạn quan trọng là “day” bánh. Lúc mới luộc xong, cho bánh ra rơm khô rồi dùng tay lăn, day đều, sau đó bánh sẽ rất nhanh khô, ăn thấy dẻo dai như bánh dày”. Nay thì bà con thường để thời gian luộc bánh từ 6 – 8 tiếng. Luộc xong, bánh được vớt ra, rửa sạch cho hết nhớt và mỡ, sau đó dùng tay lăn. Bánh vuông còn được ép và nén bằng cối đá theo độ nặng dần, sau lại vỗ bằng tay để cho kết cấu gạo liền, lại rất rền bánh. Người vùng khác khi ăn bánh xong còn bảo hình như bà con nơi đây giã bánh, nên mới có độ nhuyễn mịn như vậy.
Ông Vượng còn không quên nhắc chúng tôi phải đến đây vào khoảng 22 trở đi, khi ấy cả thôn vui như hội, mọi người gói bánh cả ngày lẫn đêm, rồi chở đi khắp nơi. Tết năm nào cũng đến sớm hơn với bà con nơi đây, những chiếc bánh xanh rền, thơm dẻo của Lỗ Khê lại làm đậm đà bữa cơm ngày Tết của mỗi gia đình. “Bánh nơi đây được bà con lăn, day kỹ, có khi rơi xuống ao hàng tháng bên trong vẫn bình thường, không bị thiu” – ông Vượng nói.
Dương Yến
Theo www.ktdt.com.vn
Tâp nập mùa bánh Tết
Chỉ còn vài ngày nữa là bà con thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh sẽ vào mùa bánh chưng Tết. Đến Lỗ Khê những ngày này, sự chuẩn bị của bà con dường như làm cho không khí Tết đến gần hơn. Những xe lá dong xanh mướt được chở đến; những bao đậu xanh đã chóc vỏ vàng ruộm; những bao gạo nếp nhung, nếp cái hoa vàng, nếp hoa trắng;những bao hạt tiêu chất đầy… Tất cả đều đã được chuẩn bị để “vào guồng”, rồi sau đó, những chiếc bánh thơm dẻo sẽ đến vui Tết với mọi nhà.
Cả thôn có trên 700 hộ, ngoài nghề chính là nông nghiệp, cứ đều đặn vào dịp Tết hàng năm, tính cả số hộ làm bánh thường xuyên và không thường xuyên vào khoảng 200. Bánh của thôn phục vụ nhu cầu của bà con các vùng lân cận như:Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang… Thời gian cả làng gói bánh rộ nhất bắt đầu từ ngày 22 (âm lịch), và bán từ đó cho đến tận tối ngày 30 Tết. Hơn chục năm trong nghề, hiện gia đình bà Phạm Thị Lành có quy mô gói bánh chưng lớn nhất thôn Lỗ Khê. Ngày bình thường, trung bình gia đình bà gói khoảng 1 tạ gạo (mỗi ngày xuất khoảng 200 chiếc), khi có đám cưới đặt thì số lượng gạo lên tới 4 tạ. Nhưng đến ngày Tết, mỗi ngày gia đình bà gói khoảng 5 – 6 tạ gạo. Vừa nói chuyện, bà Lành vừa chỉ tay vào những bao gạo chất cao ngất ngưởng được mua chuẩn bị gói bánh Tết rồi nhẩm tính, chỉ riêng 4 ngày Tết, gia đình bà gói khoảng 6.000 bánh. Nếu ngày thường giá bán chỉ vào khoảng 12.000đ/ chiếc thì ngày Tết, giá bán buôn là 17.000đ một chiếc, giá bán lẻ là 20.000 – 22.000đ/ chiếc. Bà Lành cho biết, mấy ngày Tết, gia đình bà phải thuê thêm 8 người, làm cả ngày lẫn đêm mà vẫn không hết việc.
Bánh ngon nhờ bí quyết
Nói về bí quyết làm bánh, bà Lành chia sẻ: “Gạo phải ngâm khoảng 15 phút đến 1 tiếng, mục đích để cho nước thấm đều, luộc nhanh chín mà bánh vẫn đậm đà. Nếu gạo chỉ vo, khi luộc hạt gạo sẽ bị bết vào vỏ lá phía ngoài, còn bên trong hay bị lại gạo. Khi luộc nên để lửa thật nỏ cho nhanh rừ”. Để có một chiếc bánh không chỉ đẹp mà còn phải ngon, người làm bánh phải rất tỉ mỉ trong từng công đoạn. Gạo thường là nếp trắng, nếp cái hoa vàng hay nếp nhung, lá dong phải thật xanh, không quá già. Thịt và đậu xanh cũng được lựa chọn thật kỹ. “Ở đây, người nào làm bánh cũng cẩn thận như thế cả. Làm bánh ngon không chỉ bán được nhiều mà còn tạo được uy tín nữa” – Bà Lành chia sẻ.
Bà con Lỗ Khê vẫn luôn tự hào về vị ngọt riêng của bánh. Họ vẫn nói vui là nơi đây “được” nước, bánh vùng này có vị đậm hơn, ngọt hơn nhờ nguồn nước. Đến nhà chị Nguyễn Thị Nghiệp đúng lúc chị vừa đi giao bánh về. Ấn tượng nhất mà mọi người đều thấy có lẽ là những chiếc thùng phi cỡ lớn được dùng để luộc bánh. Chị Nghiệp cho biết, trung bình một nồi như vậy xếp được khoảng 130 chiếc bánh, chi phí cho một nồi bánh dao động từ 400.000 – 500.000đ. “Mỗi vụ Tết, chỉ sợ không có sức mà làm. Năm ngoái đến tận 30, tôi mới giao được bánh cho những nhà xung quanh. Mình bận rộn nên ai cũng thông cảm” – Chị Nghiệp vui vẻ nói.
Bánh chưng Lỗ Khê được Trưởng thôn Nguyễn Văn Vượng gọi vui với cụm từ “bánh đặc chủng”. Ông kể: “Từ xưa, cách làm bánh của Lỗ Khê hoàn toàn khác so với các nơi khác. Trước khi gói phải luộc lá, vớt ra cho khô. Bánh được luộc chỉ trong 4 tiếng, sau đó đến công đoạn quan trọng là “day” bánh. Lúc mới luộc xong, cho bánh ra rơm khô rồi dùng tay lăn, day đều, sau đó bánh sẽ rất nhanh khô, ăn thấy dẻo dai như bánh dày”. Nay thì bà con thường để thời gian luộc bánh từ 6 – 8 tiếng. Luộc xong, bánh được vớt ra, rửa sạch cho hết nhớt và mỡ, sau đó dùng tay lăn. Bánh vuông còn được ép và nén bằng cối đá theo độ nặng dần, sau lại vỗ bằng tay để cho kết cấu gạo liền, lại rất rền bánh. Người vùng khác khi ăn bánh xong còn bảo hình như bà con nơi đây giã bánh, nên mới có độ nhuyễn mịn như vậy.
Ông Vượng còn không quên nhắc chúng tôi phải đến đây vào khoảng 22 trở đi, khi ấy cả thôn vui như hội, mọi người gói bánh cả ngày lẫn đêm, rồi chở đi khắp nơi. Tết năm nào cũng đến sớm hơn với bà con nơi đây, những chiếc bánh xanh rền, thơm dẻo của Lỗ Khê lại làm đậm đà bữa cơm ngày Tết của mỗi gia đình. “Bánh nơi đây được bà con lăn, day kỹ, có khi rơi xuống ao hàng tháng bên trong vẫn bình thường, không bị thiu” – ông Vượng nói.
Dương Yến
Theo www.ktdt.com.vn