Hãy đọc để biết thêm về lịch sử trung quốc, bài này sưu tầm
Còn về ảnh của 4 ngiời này, hình như tớ có 3 cái rồi, hôm nào sẽ post lên, nhưng đó là ảnh vẽ thôi, nhìn cũng khá giống trong phim, đẹp thì khỏi phải nói nhiều.
Vương Chiêu Quân có tên thật là Vương Tường. Nàng là con gái của một gia đình thường dân ở Tỉ Quy, Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc. Chiêu Quân được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời vua Hán Nguyên Đế (49 TCN - 33 TCN). Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và vẫn chỉ là một cung nữ.
Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà đến Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô. Ông này nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của vua Nguyên Đế. Thay vì gả cưới một công chúa cho thiền vu thì Hô Hàn Tà đã được ban cho 5 cung nữ từ hậu cung, một trong số này có Vương Chiêu Quân.
Năm 31 TCN, Hô Hàn Tà chết, Chiêu Quân muốn trở về Trung Quốc, nhưng Hán Thành Đế đã buộc nàng phải theo tập quán nối dây của người Hung Nô và Chiêu Quân trở thành vợ của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề - con trai lớn của Hô Hàn Tà. Trong cuộc hôn nhân mới này nàng có hai người con gái. Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Chủng", mộ hiện nay vẫn còn tại phía nam thành Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông Cổ. Sau đó người ta cũng không còn biết gì về các hậu duệ của Chiêu Quân.
Kể từ thế kỷ 3 trở đi, câu chuyện về Chiêu Quân đã được phóng tác như hình tượng của một nhân vật nữ đầy bi thương trong nhiều tác phẩm thơ ca hay kịch, chẳng hạn như của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương An Thạch, Quách Mậu Thiến, Mã Trí Viễn, Tào Ngu, Quách Mạt Nhược, Tiễn Bá Tán v.v… Đồng thời Vương Chiều Quân còn được mệnh danh là một trong Tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Hoa. Chiêu Quân được người đời gọi là “Lạc nhạn” (Trên đường theo chồng về phương Bắc, Chiêu Quân ngồi trên yên ngựa, khẽ gảy dây đàn, tấu lên khúc nhạc ly biệt bi tráng. Những đàn nhạn di cư đang bay về phía Nam nghe thấy tiếng đàn tha thiết, lại nhìn thấy người con gái đẹp lẫm liệt trên yên ngựa, quên cả vỗ cánh bay và rớt xuống đất. Từ đó, Chiêu Quân có thêm danh xưng “Lạc nhạn”).
Cùng với Vương Chiêu Quân, còn có ba cô gái tài sắc nghiêng nước nghiêng thành khác được người đời liệt vào Tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Hoa là: “Trầm ngư” Tây Thi, “Bế nguyệt” Điêu Thuyền, “Tu hoa” Dương Quý Phi.
"Trầm ngư" Tây Thi
Tây Thi: Thời Xuân Thu Chiến Quốc, nước Việt có một cô gái tên Tây Thi, nàng vốn là cô gái giặt lụa, mặt mày sáng sủa, đoan trang, sắc đẹp hơn người. Khi nàng giặt lụa bên bờ hồ, nước hồ trong xanh soi bóng khiến nàng trông đẹp hơn bội phần. Lúc ấy, những con cá nhìn thấy bóng nàng in trên mặt nước, quên cả bơi lội chìm dần xuống đáy hồ. Từ đó, danh xưng “Trầm ngư” của nàng Tây Thi đã được lan truyền khắp nơi.
"Bế nguyệt" Điêu Thuyền
Điêu Thuyền: Thời Tam quốc, con nuôi của Đại thần Tư đồ Vương Doãn là nàng Điêu Thuyền trong khi đang bái nguyệt (cúng trăng) ở hậu hoa viên thì đột nhiên một làn gió nhẹ thổi qua, một áng mây trôi bất ngờ che khuất ánh trăng sáng đêm rằm. Vương Doãn đã chứng kiến toàn bộ sự việc. Để ca ngợi sắc đẹp của con gái nuôi, gặp ai Vương Doãn cũng nói rằng mặt trăng vì cảm thấy thua kém hơn Điêu Thuyền nên vội nấp vào trong mây. Vì thế, Điêu Thuyền còn được mọi người gọi là “Bế nguyệt”.
"Tu hoa" Dương Quý Phi
Dương Quý Phi: Thời Đường có một người con gái đẹp tên là Dương Ngọc Hoàn. Sau khi được tuyển vào cung, nàng luôn nhớ mong quê nhà. Một hôm, Dương Ngọc Hoàn vào vườn ngắm hoa giải sầu, nhìn thấy hoa mẫu đơn, nguyệt quế đang nở rộ… lại nghĩ đến thân phận mình bị giam cầm giữa chốn hoàng cung phí hoài thanh xuân mà lệ tuôn rơi. Nàng vừa chạm vào hoa, các cánh hoa đã lập tức khép lại, rũ xuống. Sự việc này bị một cung nữ trông thấy. Cung nữ nói với mọi người rằng: Dương Ngọc Hoàn thi sắc đẹp với hoa, hoa thẹn thua kém phải mắc cỡ cúi đầu. Và nàng có danh xưng “Tu hoa” từ đấy
Còn về ảnh của 4 ngiời này, hình như tớ có 3 cái rồi, hôm nào sẽ post lên, nhưng đó là ảnh vẽ thôi, nhìn cũng khá giống trong phim, đẹp thì khỏi phải nói nhiều.
Vương Chiêu Quân có tên thật là Vương Tường. Nàng là con gái của một gia đình thường dân ở Tỉ Quy, Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc. Chiêu Quân được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời vua Hán Nguyên Đế (49 TCN - 33 TCN). Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và vẫn chỉ là một cung nữ.
Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà đến Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô. Ông này nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của vua Nguyên Đế. Thay vì gả cưới một công chúa cho thiền vu thì Hô Hàn Tà đã được ban cho 5 cung nữ từ hậu cung, một trong số này có Vương Chiêu Quân.
Năm 31 TCN, Hô Hàn Tà chết, Chiêu Quân muốn trở về Trung Quốc, nhưng Hán Thành Đế đã buộc nàng phải theo tập quán nối dây của người Hung Nô và Chiêu Quân trở thành vợ của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề - con trai lớn của Hô Hàn Tà. Trong cuộc hôn nhân mới này nàng có hai người con gái. Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Chủng", mộ hiện nay vẫn còn tại phía nam thành Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông Cổ. Sau đó người ta cũng không còn biết gì về các hậu duệ của Chiêu Quân.
Kể từ thế kỷ 3 trở đi, câu chuyện về Chiêu Quân đã được phóng tác như hình tượng của một nhân vật nữ đầy bi thương trong nhiều tác phẩm thơ ca hay kịch, chẳng hạn như của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương An Thạch, Quách Mậu Thiến, Mã Trí Viễn, Tào Ngu, Quách Mạt Nhược, Tiễn Bá Tán v.v… Đồng thời Vương Chiều Quân còn được mệnh danh là một trong Tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Hoa. Chiêu Quân được người đời gọi là “Lạc nhạn” (Trên đường theo chồng về phương Bắc, Chiêu Quân ngồi trên yên ngựa, khẽ gảy dây đàn, tấu lên khúc nhạc ly biệt bi tráng. Những đàn nhạn di cư đang bay về phía Nam nghe thấy tiếng đàn tha thiết, lại nhìn thấy người con gái đẹp lẫm liệt trên yên ngựa, quên cả vỗ cánh bay và rớt xuống đất. Từ đó, Chiêu Quân có thêm danh xưng “Lạc nhạn”).
Cùng với Vương Chiêu Quân, còn có ba cô gái tài sắc nghiêng nước nghiêng thành khác được người đời liệt vào Tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Hoa là: “Trầm ngư” Tây Thi, “Bế nguyệt” Điêu Thuyền, “Tu hoa” Dương Quý Phi.
"Trầm ngư" Tây Thi
Tây Thi: Thời Xuân Thu Chiến Quốc, nước Việt có một cô gái tên Tây Thi, nàng vốn là cô gái giặt lụa, mặt mày sáng sủa, đoan trang, sắc đẹp hơn người. Khi nàng giặt lụa bên bờ hồ, nước hồ trong xanh soi bóng khiến nàng trông đẹp hơn bội phần. Lúc ấy, những con cá nhìn thấy bóng nàng in trên mặt nước, quên cả bơi lội chìm dần xuống đáy hồ. Từ đó, danh xưng “Trầm ngư” của nàng Tây Thi đã được lan truyền khắp nơi.
"Bế nguyệt" Điêu Thuyền
Điêu Thuyền: Thời Tam quốc, con nuôi của Đại thần Tư đồ Vương Doãn là nàng Điêu Thuyền trong khi đang bái nguyệt (cúng trăng) ở hậu hoa viên thì đột nhiên một làn gió nhẹ thổi qua, một áng mây trôi bất ngờ che khuất ánh trăng sáng đêm rằm. Vương Doãn đã chứng kiến toàn bộ sự việc. Để ca ngợi sắc đẹp của con gái nuôi, gặp ai Vương Doãn cũng nói rằng mặt trăng vì cảm thấy thua kém hơn Điêu Thuyền nên vội nấp vào trong mây. Vì thế, Điêu Thuyền còn được mọi người gọi là “Bế nguyệt”.
"Tu hoa" Dương Quý Phi
Dương Quý Phi: Thời Đường có một người con gái đẹp tên là Dương Ngọc Hoàn. Sau khi được tuyển vào cung, nàng luôn nhớ mong quê nhà. Một hôm, Dương Ngọc Hoàn vào vườn ngắm hoa giải sầu, nhìn thấy hoa mẫu đơn, nguyệt quế đang nở rộ… lại nghĩ đến thân phận mình bị giam cầm giữa chốn hoàng cung phí hoài thanh xuân mà lệ tuôn rơi. Nàng vừa chạm vào hoa, các cánh hoa đã lập tức khép lại, rũ xuống. Sự việc này bị một cung nữ trông thấy. Cung nữ nói với mọi người rằng: Dương Ngọc Hoàn thi sắc đẹp với hoa, hoa thẹn thua kém phải mắc cỡ cúi đầu. Và nàng có danh xưng “Tu hoa” từ đấy