Khối A - Nhiều lựa chọn

administrator

Administrator
Staff member
Tuyển sinh đại học, cao đẳng:
Khối A - Nhiều lựa chọn

Lao Động số 31 Ngày 13/02/2009 Cập nhật: 8:26 AM, 13/02/2009
avatar.aspx

Thí sinh thi ĐH khối A năm 2009 vẫn có nhiều lựa chọn so với các khối khác (minh hoạ).
(LĐ) - Khối A luôn là khối có nhiều thí sinh dự thi nhất và cũng là khối có nhiều chỉ tiêu tuyển sinh nhất, nhiều trường tuyển sinh nhất. Năm 2008, điểm trúng tuyển vào các trường khối A cũng trải dài từ mức điểm thấp nhất đến mức điểm cao nhất (lên tới 28 điểm) so với điểm trúng tuyển của các khối khác.
Phía bắc: Phân hoá rõ
ĐH Ngoại thương năm 2009 dự kiến tuyển sinh 3.000 chỉ tiêu (CT) đào tạo chính quy hệ ĐH, CĐ, tăng 200 CT so với năm 2008. Trong đó cơ sở phía bắc có 2.100 CT đào tạo (ĐH: 1.800, CĐ: 300), cơ sở phía nam: 900 CT đào tạo (ĐH 700, CĐ 200).

Ngoài ra, trường còn tuyển sinh 400 CT đào tạo liên thông từ CĐ lên ĐH. Tuy nhiên, mức điểm trúng tuyển của trường nhiều năm gần đây luôn thuộc nhóm cao nhất. Năm 2008, mức điểm trúng tuyển thấp nhất dành cho khối A của ĐH Ngoại thương (phía bắc) là 25 điểm, đặc biệt ngành kinh tế đối ngoại có điểm trúng tuyển lên đến 28. Năm 2007, mức điểm trúng tuyển khối A của trường còn cao hơn - thấp nhất là 26 điểm.

HV Công nghệ bưu chính viễn thông cũng dự kiến tăng 10% CT so với năm 2008. Theo đó, CT ĐH, CĐ năm 2009 là 2.200 (ĐH: 1.800, CĐ: 400). Tuy nhiên, để có một chỗ trong giảng đường của HV Công nghệ bưu chính viễn thông cũng không phải dễ dàng. Năm 2007, ở các ngành "hot" là điện tử viễn thông và công nghệ thông tin, mức điểm trúng tuyển là 26 điểm. Năm 2008, điểm trúng tuyển có giảm hơn, từ 19 - 23 điểm tuỳ ngành.

Cùng thuộc khối ngành kinh tế và cũng thuộc nhóm các trường có điểm trúng tuyển cao nhất, năm 2008 ĐH Kinh tế quốc dân có mức sàn đối với điểm trúng tuyển của khối A là 22 điểm. Trong đó ngành ngân hàng có điểm trúng tuyển lên tới 26 điểm, kế toán - kiểm toán 26,5 điểm. So với các năm trước, mức điểm trúng tuyển của ĐH Kinh tế quốc dân không biến động nhiều. HV Tài chính mức điểm trúng tuyển khối A năm 2008 là 22,5. HV Ngân hàng có điểm trúng tuyển từ 23 - 24 điểm tuỳ ngành.

Cũng giữ mức điểm chuẩn trên 20 điểm là ngành kinh tế và tài chính ngân hàng của các trường thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội có mức điểm trúng tuyển không đồng đều. Trường ĐH Khoa học tự nhiên các ngành: Toán, vật lý, công nghệ hạt nhân... có mức điểm trúng tuyển chỉ là 18 điểm. ĐH Công nghệ có điểm trúng tuyển từ 19 - 23,5 điểm.

Trong khi đó, Trường ĐH Kinh tế có mức điểm trúng tuyển khá cao, từ 22 - 24 điểm. Điểm trúng tuyển vào các ngành của Trường ĐH Thương mại năm 2008 từ 17 điểm đến trên 20 điểm, giảm so với năm 2007.

Bên cạnh đó là các trường có mức điểm trúng tuyển năm 2008 trên mức sàn của bộ một chút như ĐH Giao thông Vận tải có mức điểm trúng tuyển năm 2008 là 17 điểm cho tất cả các ngành. Tổng CT tuyển sinh dự kiến năm 2009 là 3.700, trong đó phía bắc là 2.900 và phía nam là 800. ĐH Mỏ - Địa chất dự kiến CT ĐH năm 2009 là 2.500; CĐ 500 (tăng so với năm 2008 là 100 CT); liên thông từ CĐ lên ĐH là 800 CT.

Trường mở thêm 2 ngành học mới: Công nghệ phần mềm và hệ thông tin địa lý. Mức điểm trúng tuyển năm 2008 từ 15 - 17 điểm. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội điểm trúng tuyển từ 15 - 18 điểm. ĐH Nông nghiệp 1 từ 15 - 19 điểm. Một loạt trường như các trường đại học vùng, đại học đóng ở địa phương, các trường ngoài công lập có mức điểm trúng tuyển chỉ bằng với mức sàn của bộ - là cơ hội cho những TS có học lực không cao nếu biết lượng sức thì vẫn có thể tìm được một chỗ trên giảng đường ĐH.

Phía nam: Khó dự đoán

Năm 2008, đối với một số trường công lập phía nam xảy ra chuyện "xưa nay hiếm" - phải xét đến cả nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 mới đủ CT, nhiều trường thuộc nhóm trên có điểm trúng tuyển giảm đáng kể. Nếu như năm 2007, ngành có điểm trúng tuyển cao nhất của Trường ĐH Bách khoa TPHCM là công nghệ thông tin và cơ điện tử với 23,5 điểm, thì năm 2008 mức điểm trúng tuyển của hai ngành này chỉ là 21.

Ngành "hot" nhất của Trường ĐH Ngân hàng TPHCM là tài chính - ngân hàng năm 2008 có điểm trúng tuyển là 21,5 điểm, thấp hơn 1 điểm so với năm 2007. Ngành có điểm trúng tuyển thấp nhất là 18 điểm. Trường ĐH Công nghiệp TPHCM có mức điểm trúng tuyển thấp nhất của năm 2008 là 15 điểm (năm 2007 là 17 điểm). ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TPHCM) mức điểm trúng tuyển của hầu hết các ngành đều dưới 20 điểm, thấp hơn từ 1-2 điểm so với năm 2007.

Riêng ngành kỹ thuật phần mềm có điểm trúng tuyển là 21 điểm, cao hơn 1 điểm so với năm 2007. Thậm chí, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhiều ngành mức chênh lệch điểm trúng tuyển năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn từ 4 - 6 điểm.

Chỉ có một số ít trường giữ được mức điểm trúng tuyển bằng hoặc hơn so với năm 2007. Đó là ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia TPHCM)...

Nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng, sở dĩ các trường trên có sự "giật lùi" như vậy vì những mùa tuyển sinh trước, các trường này có số lượng TS đăng ký dự thi đông, mức điểm trúng tuyển cao, nên năm 2008 nhiều TS đã "né". Vì vậy, không loại trừ năm nay số lượng TS đăng ký dự thi và điểm trúng tuyển sẽ diễn biến theo chiều ngược lại.

Với nhiều trường còn lại, đặc biệt là khối các trường ngoài công lập, ĐH vùng, qua nhiều năm, TS chỉ cần đạt mức điểm sàn của bộ là đã có cơ hội để trúng tuyển.

ĐH Tôn Đức Thắng mở thêm ngành học mới, có 3.000 CT đào tạo

Tương tự năm 2008, mùa tuyển sinh 2009, ĐH Tôn Đức Thắng có 3.000 CT đào tạo. Trong đó, 2.300 CT là các ngành thuộc hệ ĐH và 700 thuộc hệ CĐ.

Nét mới trong mùa tuyển sinh 2009 là Trường ĐH Tôn Đức Thắng mở thêm ngành học quan hệ lao động (mã ngành 406), đào tạo trong 4 năm, khi tốt nghiệp sẽ nhận bằng cử nhân. Có khả năng tác nghiệp tại tất cả các loại hình DN với chức năng điều hành DN, bảo vệ quyền lợi người lao động hoặc là chuyên gia quan hệ cộng đồng, giải quyết tranh chấp lao động, có kỹ năng tạo môi trường làm việc tích cực... SV tốt nghiệp loại khá sẽ được trường giới thiệu việc làm. Đối tượng tuyển sinh là khối A, D1.
Thể Uyên



Ngân Anh
 
Bên trên