B.boyKeeLee_X-Fire.crew
Thanh Niên Xóm
Diện tích: 184,16 km2
Dân số: 320.956 người
Đơn vị hành chính (1 thị trấn và 23 xã):
Thị trấn Đông Anh:
Các xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Đại Mạch, Đông Hội, Hải bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tầm Xá, Tiên Dương, Thụy Lâm, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.
Huyện Đông Anh là vùng đất có bề dày về truyền thống và lịch sử văn hóa, nơi lưu giữ những giá trị của một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Xưa kia Đông Anh có tên là Đông Khê, thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đến ngày 31-5-1961, Đông Anh trở thành huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội.
Khi nhắc đến huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội này, người ta thường nghĩ ngay đến Cổ Loa thành – nơi từng hai lần được chọn làm kinh đô của các triều đại phong kiến mà cụ thể là thời An Dương Vương (thế kỷ III trước CN) và Ngô Quyền (thế kỷ X). Ngày nay, nhiều thôn làng ở Đông Anh còn lưu giữ được những di tích lịch sử, những lễ hội truyền thống phản ánh rõ quá trình đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc. Không chỉ vậy, nơi đâu còn bảo tồn và phát huy được nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống có giá trị như ca trù Lỗ Khê, rối nước Đào Thục, tuồng cổ Cổ Loa… Trong quá khứ cách mạng hào hùng, người dân Đông Anh luôn nêu rõ tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm. Ngay từ năm 1940, nơi đây đã là an toàn khu của Trung ương Đảng, là vùng hoạt động bí mật của các đồng chí lãnh đạo như Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh… Ngày 10/04/2001, nhân dân và các lực lượng vũ trang huyện đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Phát huy tinh thần cách mạng, ngày nay Đông Anh đang tiến những bước vững chắc trên con đường phát triển. Kinh tế tiếp tục giữ vững mức độ tăng trưởng đạt 17,4%, hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng mở rộng phát triển theo hướng văn minh hiện đại; nhiều khu công nghiệp mới được mọc lên như khu công nghiệp Thăng Long, Nguyên Khê đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 50.000 lao động địa phương. Công tác thu thuế và thu ngân sách trên địa bàn luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục được huyện quan tâm đầu tư mạnh, có trọng tâm, trọng điểm với tổng đầu tư cao; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao với mũi nhọn là: phát triển các mô hình trang trại tập trung, đưa chăn nuôi tách khỏi khu dân cư, phù hợp với quy hoạch, hình thành các vùng rau an toàn tại Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng… Nhờ có những định hướng phát triển kinh tế đúng đắn, tính đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm còn dưới 2% và đến năm 2010, huyện phấn đấu xuống còn 0,5%.
Kinh tế tăng trưởng, lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng đạt được nhiều kết quả khả quan, đó chính là những thành quả mà huyện Đông Anh đã đạt được trong thời gian qua. Quy mô giáo dục, chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện được giữ vững và đi vào thực chất. Duy trì phổ cập tiểu học, THCS, THPT đạt 45% (phấn đấu đến năm 2010 đạt 100%), 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn… Công tác y tế, dân số gia đình và trẻ em thường xuyên được quan tâm chỉ đạo nhất là việc xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã. Lĩnh vực văn hóa cũng có nhiều chuyển biến. Đến nay toàn huyện có 85 thôn, làng đạt danh hiệu Làng văn hóa, trong đó 40 thôn đạt Làng văn hóa cấp thành phố; các loại hình văn hóa, thể thao thành tích cao tiếp tục được duy trì và phát triển đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần và chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn.
Huyện Đông Anh đang có những bước tiến vững chắc trên con đường phát triển và hội nhập. Đây chính là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện lập nhiều thành tích hơn nữa chào đón Thủ đô tròn 1000 năm tuổi.
Theo Văn hóa thông tin Hà Nội, tháng 10.2008
Hanoi.UniVn.Com THEO BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI
Dân số: 320.956 người
Đơn vị hành chính (1 thị trấn và 23 xã):
Thị trấn Đông Anh:
Các xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Đại Mạch, Đông Hội, Hải bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tầm Xá, Tiên Dương, Thụy Lâm, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.
Huyện Đông Anh là vùng đất có bề dày về truyền thống và lịch sử văn hóa, nơi lưu giữ những giá trị của một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Xưa kia Đông Anh có tên là Đông Khê, thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đến ngày 31-5-1961, Đông Anh trở thành huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội.
Khi nhắc đến huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội này, người ta thường nghĩ ngay đến Cổ Loa thành – nơi từng hai lần được chọn làm kinh đô của các triều đại phong kiến mà cụ thể là thời An Dương Vương (thế kỷ III trước CN) và Ngô Quyền (thế kỷ X). Ngày nay, nhiều thôn làng ở Đông Anh còn lưu giữ được những di tích lịch sử, những lễ hội truyền thống phản ánh rõ quá trình đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc. Không chỉ vậy, nơi đâu còn bảo tồn và phát huy được nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống có giá trị như ca trù Lỗ Khê, rối nước Đào Thục, tuồng cổ Cổ Loa… Trong quá khứ cách mạng hào hùng, người dân Đông Anh luôn nêu rõ tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm. Ngay từ năm 1940, nơi đây đã là an toàn khu của Trung ương Đảng, là vùng hoạt động bí mật của các đồng chí lãnh đạo như Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh… Ngày 10/04/2001, nhân dân và các lực lượng vũ trang huyện đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Phát huy tinh thần cách mạng, ngày nay Đông Anh đang tiến những bước vững chắc trên con đường phát triển. Kinh tế tiếp tục giữ vững mức độ tăng trưởng đạt 17,4%, hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng mở rộng phát triển theo hướng văn minh hiện đại; nhiều khu công nghiệp mới được mọc lên như khu công nghiệp Thăng Long, Nguyên Khê đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 50.000 lao động địa phương. Công tác thu thuế và thu ngân sách trên địa bàn luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục được huyện quan tâm đầu tư mạnh, có trọng tâm, trọng điểm với tổng đầu tư cao; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao với mũi nhọn là: phát triển các mô hình trang trại tập trung, đưa chăn nuôi tách khỏi khu dân cư, phù hợp với quy hoạch, hình thành các vùng rau an toàn tại Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng… Nhờ có những định hướng phát triển kinh tế đúng đắn, tính đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm còn dưới 2% và đến năm 2010, huyện phấn đấu xuống còn 0,5%.
Kinh tế tăng trưởng, lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng đạt được nhiều kết quả khả quan, đó chính là những thành quả mà huyện Đông Anh đã đạt được trong thời gian qua. Quy mô giáo dục, chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện được giữ vững và đi vào thực chất. Duy trì phổ cập tiểu học, THCS, THPT đạt 45% (phấn đấu đến năm 2010 đạt 100%), 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn… Công tác y tế, dân số gia đình và trẻ em thường xuyên được quan tâm chỉ đạo nhất là việc xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã. Lĩnh vực văn hóa cũng có nhiều chuyển biến. Đến nay toàn huyện có 85 thôn, làng đạt danh hiệu Làng văn hóa, trong đó 40 thôn đạt Làng văn hóa cấp thành phố; các loại hình văn hóa, thể thao thành tích cao tiếp tục được duy trì và phát triển đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần và chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn.
Huyện Đông Anh đang có những bước tiến vững chắc trên con đường phát triển và hội nhập. Đây chính là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện lập nhiều thành tích hơn nữa chào đón Thủ đô tròn 1000 năm tuổi.
Theo Văn hóa thông tin Hà Nội, tháng 10.2008
Hanoi.UniVn.Com THEO BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI