Hội đền Sái (Hội rước vua sống)

administrator

Administrator
Staff member
Để cho mọi người hiểu rõ hơn, hôm nay sau khi giới thiệu Hội Làng Dục Nội, bây giờ tiếp đến là hội đền Sái.
:loaloa:
medium_yel1216440266.jpg

Thời gian: 12/1 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Huyền Thiên Trấn Vũ.
Đặc điểm: Theo tích rùa vàng giúp vua An Dương Vương trừ yêu quái, xây xong thành ốc (Cổ Loa), lễ hội có diễn trò rước Vua sống do cụ già đóng vai vua, ngồi kiệu

Làng Nhội là tên riêng nôm của thôn Thuỵ Lôi, xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh. Hội mở ngày 12 tháng giêng có tục rước vua sống và trò trừ ma gà.


Tam_quan_n_Si_2.jpg

Hình ảnh cổng vào Đền Sái​

Sự tích:




Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành ốc, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ, nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành. Sau nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệ được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn, nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Thần Trấn Vũ nay được thờ trên núi Sái một hòn của Thất Diệu. Xưa, nhà vua nhớ ơn thần, hằng năm thường về đây lễ tạ.


Vua mất đi, dân làng vẫn nhớ lệ, tổ chức rước "vua sống", là một cụ ông cao tuổi nhất, mặc áo long bào, đội mũ bình thiên ngự kiệu để dân rước từ sân đình lên đền Sái. Đám rước có sứ Thanh Giang tức Thần Kim Quy dẹp đường, có gộc tre mang hình đầu gà trắng và thầy tu cầm gươm đi bên. Đến đền Sái, thày tu chém 3 nhát gươm gỗ vào một hòn đá làm lễ "ươm gươm" rồi đổ bát máu gà lên đá, tượng trưng cho việc đã trừ xong yêu quái ma gà.


Nhà vua gương mặt uy nghiêm, mình khoác long bào, đầu đội mũ ngự ngồi trên ngai vàng, xung quanh cờ lọng rợp trời, trống chiêng rộn rã, đoàn người kéo dài cả cây số rùng rùng rước kiệu vàng vào đền làm lễ... Đó là khung cảnh của lễ rước vua giả độc đáo có một không hai diễn ra ở làng Thụỵ Lôi, xã Thụỵ Lâm, Đông Anh, Hà Nội.



Tích xưa kể rằng sau nhiều lần xây thành Cổ Loa không xong, cứ ngày xây đêm lại đổ, vua Thục Phán An Dương Vương được thần Huyền Thiên Trấn Vũ giúp diệt trừ yêu tinh, từ đó thành xây lên mới vững chãi. Để tạc ghi công đức của thần, nhà vua cho xây dựng đền Sái, thờ thần Trấn Vũ và hàng năm cứ vào mùa xuân nhà vua lại đích thân xa giá về bái yết tại đền. Về sau, việc đi lại khó khăn, tốn kém tiền bạc của nhân dân nên nhà vua ban chiếu cho làng Thụỵ Lôi thực hành nghi lễ này. Từ đó xuất hiện lễ hội “Rước vua giả”, còn gọi là lễ rước vua sống của nhân dân làng Thụỵ Lôi.

Lễ hội rước vua ở làng Thụỵ Lôi được tổ chức vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Để chuẩn bị cho ngày hội lớn này, ngay từ những ngày đầu năm mới dân làng đã cho sửa sang lại đường sá, những cụ có uy tín trong làng tìm chỗ dựng dinh cho vua, chúa và các quan lại; dân làng làm bánh chưng, bánh dày tiến vua cùng nhiều sản vật khác...

Trước ngày diễn ra hội chính, làng cho giết trâu, bò, lợn để khao dân tại đình làng... Sáng 11 tháng Giêng là ngày hội chính, ngoài người được chọn làm vua còn có chúa và bốn vị quan đầu triều cùng tham gia lễ rước. Vua giả ngồi trên kiệu được trai tráng trong làng rước ra đình cùng các quan. Trong khi rước, thỉnh thoảng đám trai tráng khênh kiệu “chúa” lại hô vang rồi chạy để dẹp đường cho “vua”. Sau khi “vua”, “chúa” cùng bá quan yên vị, yến tiệc bắt đầu; tan tiệc trống chiêng nổi lên rộn rã, theo nghi lễ truyền thống, “chúa” lên kiệu vào yết “vua”, sau đó “vua” lên kiệu và cuộc rước bắt đầu: “vua” lên bái vọng đức Huyền Thiên ở đền Sái và thực hiện nhiều nghi lễ khác ở đình, chùa...

Lễ hội diễn ra trong không khí trang nghiêm mà náo nhiệt, chiêng trống nổi liên hồi, ai nấy đều hồ hởi dõi theo đám rước, hàng vạn người nối nhau làm ngày xuân như dài mãi... Đặc biệt sau lễ rước, “vua” trở về dinh là... nhà mình, ngự trên ngai vàng, bà con làng xóm vui mừng tới dinh “vua” chúc mừng.

Theo các cụ cao niên trong làng, những người được phong “vua” phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe về đức độ, sức khỏe, tuổi tác (trên 70 tuổi)... Vị “vua” được chọn sẽ có uy tín rất lớn trong những việc nghi lễ của làng cho đến lễ rước tiếp theo có “vua” mới được bầu chọn.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lễ rước vua giả ở Thụy Lôi bị gián đoạn, từ năm 1984 đến nay được duy trì rất đều đặn. Xưa kia, nhà vua cắt ruộng đất cho những người được giao chuẩn bị lợn, trâu làm lễ khi đón rước vua, nay ở Thụỵ Lôi vẫn còn những cánh đồng mang tên dõng Vua, khu Trâu đô, Lợn đô...

Trước kia lễ hội rước vua diễn ra trong ba ngày, nay chỉ tổ chức gọn một ngày cho phù hợp với đời sống văn hóa mới. Ngày 11 tháng Giêng hàng năm, du khách khắp nơi lại đổ về Thụy Lôi để dự lễ rước vua giả độc đáo của làng và càng thêm tự hào về một nét văn hóa đặc sắc của ngàn năm Thăng Long - Hà Nội :matto:
 

Dark_Knight

Thanh Niên Xóm
....,Rat hay...,qua hay lun..,...nha to o Thuy Lam ney...,..hjhj,....:17:......dc nge truyen nay nhju oy.....nhug bay h doc laj.....thay doan van ....vjet rat day du.......va hay nua chu..:17:
 

administrator

Administrator
Staff member
Đề nghị bạn viết tiếng việt có dấu, nếu thấy rất hay thank cho mình cái vì công đi sưu tầm và chỉnh sửa bài :thanhcong:.
và quan trọng là Click Quảng cáo để giúp Lienha.net tồn tại
:heomo:
Tớ thấy Hội này cũng rất to, và nó có 1 vị trí đẹp, cũng vì nằm trên ngọn núi nhỏ nên nhìn cũng rất muốn đi.

Đông Anh mình cũng nhiều nới để thăm quan chứ nhỉ.:haha:
 

Dark_Knight

Thanh Niên Xóm
2...2 ...2. ...quanh huyen mjh ha .....nhjeu dau ma nhjeu..... quah dj quan laj chj co may hoj den Saj ,hoj Co Loa la hay ho ty'...... Ah ma t onl bang dd chu dau faj PC dau ma .....vjet co dau.,....:kinhlup::thoimien:
 

ßøO ﮒÿU ŊħƯŋ

kOn ngOaN tRò rỌy :">
hAi thằNg bÉ kyA đAg cẦm cÁi rÌ íK nHể =P~
........................................................
 
Bên trên