Big♥LU.GẠCH
Thanh Niên Xóm
Từ lâu nay sách giáo khoa (SGK) được xem như văn bản pháp quy, định chuẩn cho việc dạy và học trong mọi nhà trường phổ thông. Ban đầu tủ sách dùng chung của mỗi trường học cung ứng cho mỗi HS một bộ sách, sử dụng đến cuối năm học trả lại.
Về sau này khi thị trường được mở cửa thì HS tự mua, nhưng tập quán về bộ sách vẫn được duy trì cả trong nếp nghĩ của người quản lý, người dạy lẫn người học. Hàng năm, bộ GD-ĐT cứ phải quẩn quanh với việc sẽ cho lưu hành mấy bộ SGK!
Mỗi độ hè về thầy cô giáo phải thường xuyên được bồi dưỡng về việc thay SGK. Mỗi đầu năm học, cha mẹ và HS lại phải đôn đáo chạy theo mua cho đủ bộ SGK và băn khoăn bộ nào được, bộ nào không!
Trong chiến lược thay đổi phương pháp dạy - học, cần có thái độ và giải pháp dứt khoát cho vấn đề này. Đối với bậc học phổ thông từ cấp trung học (6 – 12) thì SGK là nguồn tư liệu, cả người dạy lẫn người học sử dụng nó làm phương tiện tham khảo, nó không tạo ra được mô thức và không thể quyết định chất lượng của việc dạy - học.
Không nên kéo dài cơ chế viết và phát hành SGK cùng các họat động phục vụ cho quyền lợi kinh tế của việc phát hành ấy như hiện nay. Tư duy lành mạnh là nên để cho nhiều người có kinh nghiệm viết SGK trên cơ sở chương trình khung được bộ GD – ĐT ban hành và thường xuyên chỉnh lý.
Cơ quan quản lý xuất bản chỉ làm công việc thẩm định, cấp phép phát hành rộng rãi. Thực hiện được việc này có tác dụng và ý nghĩa đặc biệt quan trọng là cởi trói cho GV khỏi sự ràng buộc bởi các bộ SGK. Người dạy phải được chủ động thiết kế và sọan nội dung bài giảng trên cơ sở chương trình khung và tài liệu tham khảo, họ phải được sáng tạo thể hiện năng lực sư phạm để chuyển tải kiến thức đến cho người học.
Mặt khác không nhất thiết buộc HS phải mua đủ bộ sách, người học phải được tùy ý chọn lựa đầu sách và tác giả từ sự tư vấn của GV và nhu cầu thật của bản thân…
Tóm lại không nên xem SGK như một khuôn mẫu kiến thức – chuẩn mực nội dung, là một công cụ bắt buộc phải có trong trường học. Với sự đầu tư mạnh mẽ về CNTT hiện nay thì nên khuyến khích cả người dạy lẫn người học tích cực tra cứu tài liệu trên mạng. Nhiều cán bộ quản lý trường học và GV đứng lớp đều cảm thấy thật khó khăn thực hiện công việc giảng dạy, khi trong tiết học có nhiều HS không tập trung nghe lời giảng của thầy, không ghi chép vì cho rằng nội dung ấy trong SGK có rồi.
Thật không hiệu quả khi tất cả thầy cô giáo đều phải thực hiện một tiết giảng giống hệt nhau về cả nội dung lẫn động tác. Thầy chỉ lặp lại những điều đã được viết sẵn, còn trò thì cứ như là dò theo xem thầy nói có đúng với điều đã ghi trong sách không!
Tất nhiên thay đổi một tập quán là khó, lại càng khó hơn khi hàng lọat hệ lụy dẫn xuất từ nó, do việc từ bỏ độc quyền phát hành SGK. Nhưng nếu để chậm hơn thì sẽ làm giảm tác dụng của nhiều giải pháp cải cách giáo dục. Công việc lớn phải thực hiện ở các trường học bây giờ nhằm chỉnh trị dòng chảy giáo dục không cần thiết có mặt những chuyện dài về SGK, không nên để mất quá nhiều thì giờ về nó.
Về sau này khi thị trường được mở cửa thì HS tự mua, nhưng tập quán về bộ sách vẫn được duy trì cả trong nếp nghĩ của người quản lý, người dạy lẫn người học. Hàng năm, bộ GD-ĐT cứ phải quẩn quanh với việc sẽ cho lưu hành mấy bộ SGK!
Mỗi độ hè về thầy cô giáo phải thường xuyên được bồi dưỡng về việc thay SGK. Mỗi đầu năm học, cha mẹ và HS lại phải đôn đáo chạy theo mua cho đủ bộ SGK và băn khoăn bộ nào được, bộ nào không!
Trong chiến lược thay đổi phương pháp dạy - học, cần có thái độ và giải pháp dứt khoát cho vấn đề này. Đối với bậc học phổ thông từ cấp trung học (6 – 12) thì SGK là nguồn tư liệu, cả người dạy lẫn người học sử dụng nó làm phương tiện tham khảo, nó không tạo ra được mô thức và không thể quyết định chất lượng của việc dạy - học.
Không nên kéo dài cơ chế viết và phát hành SGK cùng các họat động phục vụ cho quyền lợi kinh tế của việc phát hành ấy như hiện nay. Tư duy lành mạnh là nên để cho nhiều người có kinh nghiệm viết SGK trên cơ sở chương trình khung được bộ GD – ĐT ban hành và thường xuyên chỉnh lý.
Cơ quan quản lý xuất bản chỉ làm công việc thẩm định, cấp phép phát hành rộng rãi. Thực hiện được việc này có tác dụng và ý nghĩa đặc biệt quan trọng là cởi trói cho GV khỏi sự ràng buộc bởi các bộ SGK. Người dạy phải được chủ động thiết kế và sọan nội dung bài giảng trên cơ sở chương trình khung và tài liệu tham khảo, họ phải được sáng tạo thể hiện năng lực sư phạm để chuyển tải kiến thức đến cho người học.
Mặt khác không nhất thiết buộc HS phải mua đủ bộ sách, người học phải được tùy ý chọn lựa đầu sách và tác giả từ sự tư vấn của GV và nhu cầu thật của bản thân…
Tóm lại không nên xem SGK như một khuôn mẫu kiến thức – chuẩn mực nội dung, là một công cụ bắt buộc phải có trong trường học. Với sự đầu tư mạnh mẽ về CNTT hiện nay thì nên khuyến khích cả người dạy lẫn người học tích cực tra cứu tài liệu trên mạng. Nhiều cán bộ quản lý trường học và GV đứng lớp đều cảm thấy thật khó khăn thực hiện công việc giảng dạy, khi trong tiết học có nhiều HS không tập trung nghe lời giảng của thầy, không ghi chép vì cho rằng nội dung ấy trong SGK có rồi.
Thật không hiệu quả khi tất cả thầy cô giáo đều phải thực hiện một tiết giảng giống hệt nhau về cả nội dung lẫn động tác. Thầy chỉ lặp lại những điều đã được viết sẵn, còn trò thì cứ như là dò theo xem thầy nói có đúng với điều đã ghi trong sách không!
Tất nhiên thay đổi một tập quán là khó, lại càng khó hơn khi hàng lọat hệ lụy dẫn xuất từ nó, do việc từ bỏ độc quyền phát hành SGK. Nhưng nếu để chậm hơn thì sẽ làm giảm tác dụng của nhiều giải pháp cải cách giáo dục. Công việc lớn phải thực hiện ở các trường học bây giờ nhằm chỉnh trị dòng chảy giáo dục không cần thiết có mặt những chuyện dài về SGK, không nên để mất quá nhiều thì giờ về nó.