Hãy quên “tỉ lệ chọi” khi chọn trường!
TT - Đó là lời khuyên của ông Quách Tuấn Ngọc - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT - dành cho thí sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Ngọc khẳng định:
- Khi chọn trường, chọn ngành để dự thi, thường thí sinh rất quan tâm đến tỉ lệ chọi. Sau khi có đầy đủ số liệu thống kê nhiều năm, chúng tôi đã phân tích để thấy tỉ lệ chọi là thông tin để tham khảo nhưng không có tác dụng giúp thí sinh chọn ngành, chọn trường. Tâm lý nhiều thí sinh khi thấy hệ số chọi cao thì cho là khó trúng tuyển và tỉ lệ chọi thấp là dễ trúng tuyển là một suy nghĩ hết sức sai lầm.
Chọn trường, chọn ngành theo tỉ lệ chọi để dự thi lại càng không phù hợp khi đã tổ chức tuyển sinh theo phương thức “3 chung”. Theo tôi, tỉ lệ chọi chỉ có giá trị khoảng 2% trong quyết định chọn trường của thí sinh.
* Ông có thể đưa ra những phân tích và dẫn chứng gì để chứng minh cho nhận định của ông?
- Có hai loại tỉ lệ chọi: tỉ lệ chọi ảo = số hồ sơ đăng ký dự thi/số chỉ tiêu. Tỉ lệ chọi thật = hệ số k = số thí sinh đến dự thi/số chỉ tiêu. Tỉ lệ chọi thật còn được ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT gọi là hệ số k chính thức từ năm 2004.
Phổ điểm thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2002 - năm đầu tiên thi “ba chung”
Phổ điểm thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2008
Có thể nhận thấy rất rõ tuy có sự thay đổi đáng kể về số lượng thí sinh dự thi, nhưng phổ điểm của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2002 và 2008 có nhiều điểm tương đồng.
Đó là số lượng thí sinh đạt ngưỡng 22-23 điểm - mức điểm trúng tuyển của trường - tương tự nhau. Cũng chính vì vậy, tuy có biến động lớn về hệ số k (tỉ lệ chọi) nhưng điểm trúng tuyển của ĐH Bách khoa Hà Nội những năm qua hầu như không có sự thay đổi, vẫn chỉ ở mức 22-23 điểm. Rõ ràng không phải cứ ít thí sinh dự thi, tỉ lệ chọi thấp sẽ dễ trúng tuyển hơn.
Đến nay việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo phương án ba chung đã được bảy năm. Chúng tôi đã phân tích số liệu thống kê của bảy năm vừa qua và số liệu những năm 2000 và 2001 trước đây để thí sinh thấy vai trò của tỉ lệ chọi. Xin lấy một ví dụ là trường ĐH Bách khoa Hà Nội (xem bảng bên).
Thống kê số lượng đăng ký dự thi, số thí sinh dự thi và hệ số k của trường cho thấy năm 2002 tỉ lệ chọi là 6,0, năm 2008 chỉ còn 2,0. Trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của trường tương đối ổn định, số thí sinh đăng ký và số đến dự thi đã giảm rất nhiều. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ là một ví dụ để trình bày, còn có rất nhiều trường ĐH khác cũng có diễn biến tương tự.
* Còn sự tương quan giữa tỉ lệ chọi và mức điểm trúng tuyển giữa các trường khác nhau thì sao, thưa ông?
- Đây cũng là thực tế diễn ra ở hầu hết các trường ĐH những năm gần đây, cho dù có sự thay đổi về số lượng thí sinh dự thi nhưng mức điểm trúng tuyển của các trường đều ở những mốc nhất định. Đồng thời không phải cứ trường có đông thí sinh dự thi thì điểm chuẩn sẽ cao và ngược lại.
Ví dụ như Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội liên tục có số lượng thí sinh dự thi trên dưới 30.000, tỉ lệ chọi rất cao nhưng điểm trúng tuyển chỉ ở mức 17-18. Trong khi đó, Trường ĐH Ngoại thương, ĐH Sư phạm Hà Nội... tuy có tỉ lệ chọi giảm dần nhưng mức điểm chuẩn hầu như không thay đổi, thậm chí còn cao hơn. Như vậy rõ ràng mức điểm trúng tuyển của một trường phụ thuộc vào chất lượng thí sinh chứ không phụ thuộc số lượng thí sinh dự thi.
* Nếu không căn cứ vào tỉ lệ chọi để chọn trường/ngành dự thi, theo ông, thí sinh nên lựa chọn dựa theo những tiêu chí nào sẽ phù hợp và hiệu quả nhất?
- Dưới góc độ hài hước một chút thì có thể coi đi thi ĐH cũng gần giống như đi đấu võ. Có nhiều hạng cân khác nhau, người đi thi đấu phải chọn hạng cân phù hợp chứ không phải thấy chỗ nào đông thì né, chỗ nào vắng thì xông vào. Các trường ĐH những năm gần đây đã có sự phân tầng chất lượng đầu vào rõ rệt, thể hiện rõ nhất qua mức điểm trúng tuyển.
Lời khuyên của chúng tôi là thí sinh hãy quên hệ số chọi khi chọn trường, ngành để dự thi. Chọn trường dự thi phải căn cứ vào mức điểm trúng tuyển của trường đó và năng lực của bản thân. Muốn thế thí sinh cần đánh giá tương đối chính xác năng lực của bản thân. Thí sinh hãy tự đánh giá sức học của mình qua việc lấy các đề thi năm trước, tự nghiêm túc làm bài như thi thật rồi dùng bản hướng dẫn chấm để tự chấm bài.
Hãy so sánh điểm tự chấm đó với điểm tuyển những năm qua của trường, ngành mà mình đang muốn dự thi. Thấy xấp xỉ và lớn hơn thì yên tâm đi thi. Thấy mình kém quá so với điểm tuyển thì chọn trường khác hoặc thậm chí phải chuyển hướng ngay sang chọn trường trung cấp, dạy nghề thay vì tốn kém tiền của đi thi ĐH.
THANH HÀ thực hiện
TT - Đó là lời khuyên của ông Quách Tuấn Ngọc - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT - dành cho thí sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Ngọc khẳng định:
- Khi chọn trường, chọn ngành để dự thi, thường thí sinh rất quan tâm đến tỉ lệ chọi. Sau khi có đầy đủ số liệu thống kê nhiều năm, chúng tôi đã phân tích để thấy tỉ lệ chọi là thông tin để tham khảo nhưng không có tác dụng giúp thí sinh chọn ngành, chọn trường. Tâm lý nhiều thí sinh khi thấy hệ số chọi cao thì cho là khó trúng tuyển và tỉ lệ chọi thấp là dễ trúng tuyển là một suy nghĩ hết sức sai lầm.
Chọn trường, chọn ngành theo tỉ lệ chọi để dự thi lại càng không phù hợp khi đã tổ chức tuyển sinh theo phương thức “3 chung”. Theo tôi, tỉ lệ chọi chỉ có giá trị khoảng 2% trong quyết định chọn trường của thí sinh.
* Ông có thể đưa ra những phân tích và dẫn chứng gì để chứng minh cho nhận định của ông?
- Có hai loại tỉ lệ chọi: tỉ lệ chọi ảo = số hồ sơ đăng ký dự thi/số chỉ tiêu. Tỉ lệ chọi thật = hệ số k = số thí sinh đến dự thi/số chỉ tiêu. Tỉ lệ chọi thật còn được ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT gọi là hệ số k chính thức từ năm 2004.
Phổ điểm thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2002 - năm đầu tiên thi “ba chung”
Phổ điểm thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2008
Có thể nhận thấy rất rõ tuy có sự thay đổi đáng kể về số lượng thí sinh dự thi, nhưng phổ điểm của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2002 và 2008 có nhiều điểm tương đồng.
Đó là số lượng thí sinh đạt ngưỡng 22-23 điểm - mức điểm trúng tuyển của trường - tương tự nhau. Cũng chính vì vậy, tuy có biến động lớn về hệ số k (tỉ lệ chọi) nhưng điểm trúng tuyển của ĐH Bách khoa Hà Nội những năm qua hầu như không có sự thay đổi, vẫn chỉ ở mức 22-23 điểm. Rõ ràng không phải cứ ít thí sinh dự thi, tỉ lệ chọi thấp sẽ dễ trúng tuyển hơn.
Đến nay việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo phương án ba chung đã được bảy năm. Chúng tôi đã phân tích số liệu thống kê của bảy năm vừa qua và số liệu những năm 2000 và 2001 trước đây để thí sinh thấy vai trò của tỉ lệ chọi. Xin lấy một ví dụ là trường ĐH Bách khoa Hà Nội (xem bảng bên).
Thống kê số lượng đăng ký dự thi, số thí sinh dự thi và hệ số k của trường cho thấy năm 2002 tỉ lệ chọi là 6,0, năm 2008 chỉ còn 2,0. Trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của trường tương đối ổn định, số thí sinh đăng ký và số đến dự thi đã giảm rất nhiều. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ là một ví dụ để trình bày, còn có rất nhiều trường ĐH khác cũng có diễn biến tương tự.
* Còn sự tương quan giữa tỉ lệ chọi và mức điểm trúng tuyển giữa các trường khác nhau thì sao, thưa ông?
- Đây cũng là thực tế diễn ra ở hầu hết các trường ĐH những năm gần đây, cho dù có sự thay đổi về số lượng thí sinh dự thi nhưng mức điểm trúng tuyển của các trường đều ở những mốc nhất định. Đồng thời không phải cứ trường có đông thí sinh dự thi thì điểm chuẩn sẽ cao và ngược lại.
Ví dụ như Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội liên tục có số lượng thí sinh dự thi trên dưới 30.000, tỉ lệ chọi rất cao nhưng điểm trúng tuyển chỉ ở mức 17-18. Trong khi đó, Trường ĐH Ngoại thương, ĐH Sư phạm Hà Nội... tuy có tỉ lệ chọi giảm dần nhưng mức điểm chuẩn hầu như không thay đổi, thậm chí còn cao hơn. Như vậy rõ ràng mức điểm trúng tuyển của một trường phụ thuộc vào chất lượng thí sinh chứ không phụ thuộc số lượng thí sinh dự thi.
* Nếu không căn cứ vào tỉ lệ chọi để chọn trường/ngành dự thi, theo ông, thí sinh nên lựa chọn dựa theo những tiêu chí nào sẽ phù hợp và hiệu quả nhất?
- Dưới góc độ hài hước một chút thì có thể coi đi thi ĐH cũng gần giống như đi đấu võ. Có nhiều hạng cân khác nhau, người đi thi đấu phải chọn hạng cân phù hợp chứ không phải thấy chỗ nào đông thì né, chỗ nào vắng thì xông vào. Các trường ĐH những năm gần đây đã có sự phân tầng chất lượng đầu vào rõ rệt, thể hiện rõ nhất qua mức điểm trúng tuyển.
Lời khuyên của chúng tôi là thí sinh hãy quên hệ số chọi khi chọn trường, ngành để dự thi. Chọn trường dự thi phải căn cứ vào mức điểm trúng tuyển của trường đó và năng lực của bản thân. Muốn thế thí sinh cần đánh giá tương đối chính xác năng lực của bản thân. Thí sinh hãy tự đánh giá sức học của mình qua việc lấy các đề thi năm trước, tự nghiêm túc làm bài như thi thật rồi dùng bản hướng dẫn chấm để tự chấm bài.
Hãy so sánh điểm tự chấm đó với điểm tuyển những năm qua của trường, ngành mà mình đang muốn dự thi. Thấy xấp xỉ và lớn hơn thì yên tâm đi thi. Thấy mình kém quá so với điểm tuyển thì chọn trường khác hoặc thậm chí phải chuyển hướng ngay sang chọn trường trung cấp, dạy nghề thay vì tốn kém tiền của đi thi ĐH.
THANH HÀ thực hiện