Hàn Quốc “nhức nhối” vì game online

...ngỌt...

§ä☼_(ĐA)
(Dân trí) - Bệnh nghiện game online ở xứ sở kim chi đã vượt xa ngoài khuôn khổ một nỗi phiền toái xã hội nhỏ mà nó là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ đột tử và thậm chí là giết người.
Ngày 3/3, cảnh sát nước này đã bắt giữ một cặp vợ chồng nghiện game Internet nặng đã bỏ mặc đứa con gái 3 tháng tuổi của họ chết đói hồi năm ngoái, các quan chức cho hay.


Anh chồng 41 tuổi và cô vợ 25 tuổi gặp gỡ nhau thông qua một website tán gẫu trực tuyến và cả hai đều là những người nghiện game.



Tháng 9 năm ngoái, sau 12 giờ “cày” game không ngừng nghỉ, họ trở về nhà vào buổi sáng và phát hiện con gái mới sinh của mình đã chết vì không được ai trông nom và cho ăn, giới chức trách nói.



Cơ thể suy dinh dưỡng của cô bé xấu số khiến cảnh sát nghi ngờ cặp vợ chồng này phải chịu trách nhiệm về cái chết cô bé vì bỏ bê con cái. Do đó, họ yêu cầu Viện điều tra khoa học quốc gia tiến hành khám nghiệm tử thi.



Cặp vợ chồng đã bỏ trốn đến nhà bố mẹ vợ tại Yangju, tỉnh Gyeonggi nhưng đã bị phát hiện vào ngày 1/3.



Theo các cơ quan chức trách, sữa bột được pha trong bình sữa đã bị hỏng khi cảnh sát tìm thấy thi thể đứa bé.



Cảnh sát cho biết cặp vợ chồng này đều thất nghiệp và hầu như không còn một xu dính túi. Cả hai có thể không chịu được gánh nặng làm cha mẹ và đã tìm cách trốn tránh cuộc sống thực bằng cách buông thả bản thân trong thế giới ảo.



Trò chơi trực tuyến đã khiến họ không còn chút để tâm nào đến cô con gái mới sinh trớ trêu thay lại là một game nhập vai mà ở đó họ có nhiệm vụ nuôi một nhân vật ảo là một bé gái.



Tuy nhiên, trường hợp cặp vợ chồng này không phải là những vụ phạm tội duy nhất gần đây có nguyên nhân từ chứng “nghiện” game online.



Một anh chàng 22 tuổi đã bị bắt và kết tội giết chính mẹ đẻ của mình hồi tháng trước bởi bà mẹ suốt ngày rầy la cậu con trai đổ quá nhiều thời gian và tiền bạc vào việc chơi game. Sau khi gây ra tội ác, anh ta còn tìm đến một quán cà phê Internet gần nhà, xem như chưa có chuyện gì xảy ra và tiếp tục chơi game.



Tháng 7 năm ngoái, một chàng trai 21 tuổi cũng bị bắt vì giết mẹ ruột của mình. Anh ta nói rằng mẹ anh ta đã quá nghiện Internet và bỏ mặc gia đình.



Một công nhân khoảng 30 tuổi đã chết vì kiệt sức tại một quán cà phê Internet ở thủ đô Seoul sau khi chơi game 5 ngày liên tiếp.



Viện nghiên cứu kinh tế nhân sinh con người cho rằng giới chức trách nên tạm thời cấm hoạt động game online và điều tra độ nghiện game của những người này.



Mức doanh thu của các quán cà phê Internet đã đạt 490 tỷ won (428 triệu USD) vào năm ngoái, theo dữ liệu của Bộ Y tế Hàn Quốc. Tuy nhiên, nạn tội phạm bắt nguồn từ chứng nghiện Internet cũng đã “ngốn” của chính phủ 97 tỷ won mỗi năm.



Mặc dù chứng “nghiện” Internet hiện đã được công nhận rộng rãi là một dạng bệnh tâm thần độc lập nhưng vẫn có rất ít dữ liệu về tình hình chính xác, Viện nghiên cứu kinh tế nhân sinh con người khẳng định.



“Những người nghiện game không giống như những người nghiện rượu hay ma túy, mất khả năng kiểm soát não bộ của họ và do đó họ không ý thức được mối nguy hiểm đối với cơ thể mình”, một quan chức thuộc Trung tâm nghiên cứu nghiện Internet nói.



Tháng trước, thượng nghị sĩ Lee Joung-sun thuộc Đảng cầm quyền Grand National Party đã trình lên một dự thảo luật nhằm hạn chế giờ chơi đối với các game thủ tuy nhiên phần lớn các công ty sản xuất, phát hành game đều kháng nghị vì lo sợ mất lợi nhuận.



Ngoài ra, cũng có một số ý kiến trong Quốc hội cho rằng cần hạn chế thanh thiếu niên lui tới các quán cà phê Internet cũng như chơi game.



Theo Korea Creative Content Agency (KCCA), một cơ quan chính phủ Hàn Quốc thì trên 520.000 học sinh tiểu học (7%) có thể xếp vào dạng những người nghiện game trực tuyến.



“Vấn đề là chứng nghiện game không chỉ xuất hiện ở những học sinh nhỏ tuổi có ít sự kiểm soát”, quan chức của IARC nói. “Mà hiện tại nó đã ảnh hưởng đến toàn xã hội bởi những người trưởng thành bị cuốn vào đó đến nỗi bỏ bê những nhiệm vụ tối thiểu và cuộc sống hàng ngày của họ”.



:22124305-2-61M48::22124305-2-61M48::22124305-2-61M48:
 
Bên trên