Có những con số trùng hợp kỳ lạ: Năm 1010 là năm Lý Công Uẩn rời đô về Thăng Long, ngày giải phóng Thủ đô là ngày 10/10. Trong khoảng thời gian 10 thế kỷ (từ năm 1010 đến nay), Hà Nội đã trải qua những năm chiến đấu và xây dựng huy hoàng, xứng đáng là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước.
Hà Nội- trái tim hồng của cả đất nước đang mạnh mẽ chuyển mình
Được biết đến sớm nhất ở Hà Nội là những địa danh liên quan đến hình ảnh người anh hùng huyền thoại Thánh Gióng: Làng Gióng và ngọn núi Sóc trứ danh (nay thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn). Nơi ấy có núi Sóc Sơn cao 308m, còn gọi là núi Mã, núi Dền hay núi Vệ Linh. Tương truyền, đó là nơi Thánh Gióng bay về trời sau khi đã giúp dân đánh đuổi giặc ngoại xâm – Một hình ảnh bất tử làm rạng danh Hà Nội – đất Anh hùng.
Hà Nội có sông Hồng – con sông Cái, sông Mẹ đã mang phù sa bồi đắp cho một vùng châu thổ, tạo nên vựa lúa nước khổng lồ nuôi sống bao thế hệ con người. Sông Hồng bắt đầu từ dãy Nguỵ Sơn, cao 1.776m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy theo hướng Tây Bắc, vào Việt Nam từ đất Hồ Khẩu (Lào Cai) và chảy ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định). Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, đến xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì dài khoảng 30km.
Lịch sử Hà Nội có thể chia ra làm hai thời kỳ lớn: Thời kỳ tiền Thăng Long và thời kỳ từ khi có tên Thăng Long đến nay.
Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long
Hà Nội được minh chứng bởi di tích Cổ Loa còn hiện hữu đến nay, nơi có công cụ đồ đá cũ cách đây trên dưới 2 vạn năm. Theo các tài liệu khoa học, trong đợt biển tiến cuối cùng cách đây 17.000 năm, Hà Nội có thể còn nằm trong lòng biển hoặc mấp mé biển, hầu như không có người ở, sau đó biến thành vùng đầm lầy, thành rừng, rồi có con người đặt chân tới.
Vào năm 218 (trước Công nguyên), khi Tần Thuỷ Hoàng đưa 50 vạn quân đánh Bách Việt, thủ lĩnh người Việt là Thục Phán đã tổ chức kháng chiến hơn 10 năm. Thắng giặc, ông dựng nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa và từ đó Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội) trở thành trung tâm chính trị - xã hội.
Năm 544, Lý Bí khởi nghĩa, dựng thành ở cửa sông Tô, đánh đuổi quân Lương, xưng đế, đặt quốc hiệu Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Nhà Đường (618 – 907) thay nhà Tuỳ đặt đô hộ phủ, gọi nước là An Nam với 12 châu, đặt Tống Bình là Trung tâm của An Nam đô hộ phủ; đến giữa đời Đường thì Tống Bình mang tên mới là Đại La. Đến năm 938, Ngô Quyền sau chiến thắng quân Nam Hán đã xưng vương và định đô ở Cổ Loa.
Thành Cổ Loa
Thời kỳ thứ hai của Hà Nội được bắt đầu bởi Lý Công Uẩn, người đã khai sinh Thăng Long – đất đế đô. Ông được tôn làm Hoàng đế khi mới 35 tuổi, sau được gọi là Lý Thái Tổ (1010 – 1028). Năm 1010, ông viết Chiếu dời đô, dời đô từ Hoa Lư ra Thành Đại La, đổi tên là Thăng Long.
Thời kỳ thứ hai của Hà Nội có thể chia làm 10 giai đoạn:
Thăng Long – Hà Nội đời Lý (1010 – 1225): Kinh thành được giới hạn bằng 3 con sông: Phía Đông là sông Hồng, phía Bắc Tây là sông Tô, phía Nam là sông Kim Ngưu. Khu Hoàng thành gần hồ Tây được bao bọc bằng một toà thành bằng gạch. Phần còn lại là khu dân sự, được chia thành các phường. Cả hai khu hợp lại gọi là Kinh thành, được bao bọc bằng một toà thành đất, phát triển từ đê của ba con sông.
Thăng Long – Hà Nội đời Trần (1225 – 1400): Hoàng thành được củng cố và xây thêm cung điện; đến năm 1230 thì chia làm 61 phường, có thêm khách buôn và người nước ngoài ngụ cư. Các nghề kinh doanh và giải trí bắt đầu phát triển. Trong giai đoạn này, Hà Nội để lại dấu ấn lịch sử bằng 3 lần đánh giặc Nguyên – Mông vào các năm 1258 , 1285 và 1288.
Thăng Long – Hà Nội giai đoạn chống quân Minh (1407 – 1427): Hồ Quý Ly cướp ngôi, lập ra nhà Hồ (1400 – 1407), lập đô ở Tây Đô, Thanh Hoá. Thăng Long đổi ra tên mới là Đông Đô. Đến năm 1406, quân Minh xâm lược lại đổi thành Đông Quan. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, đến năm 1428 thì giải phóng Đông Quan.
Thăng Long – Hà Nội thời Lê sơ (1428 – 1527): Ngày 29/4/1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Đến năm 1430, đổi Đông Đô thành Đông Kinh và năm 1446 thì đổi thành Phủ Trung Đô. Thành trong cùng hình chữ nhật là Cấm thành, bao bọc bên ngoài là một thành bằng gạch. Khu dân cư chia làm 2 huyện: Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường.
Thăng Long - Hà Nội thời Mạc - Lê Trung Hưng (1527 –1788): Thế kỷ XVI, nhà Lê sụp đổ; năm 1527, triều Mạc (1527 – 1592) lên thay. Khi Đông Kinh trở lại tên Thăng Long, năm 1588, nhà Mạc cho đắp 3 lần luỹ đất bảo vệ thành, đến năm 1592 thì bị nhà Trịnh phá huỷ nhưng vào năm 1790 thì chính nhà Trịnh cho đắp lại, gọi là thành Đại Độ. Cạnh Hoàng thành có phủ chúa. Dân số Hà Nội khi ấy có khoảng 1 triệu người.
Thăng Long – Hà Nội thời Tây Sơn (1788 – 1802): Năm 1788, quân Thanh chiếm Thăng Long; đến năm 1789, nhà Tây Sơn chiếm lại. Quang Trung đóng đô ở Huế, Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành (Bắc Bộ).
Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn sơ: Năm 1802, Gia Long lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân. Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành, gồm 11 trấn. Đến năm 1805, triều đình cho phá thành cũ, xây trên đó toà thành mới. Đến năm 1831 thì bỏ các trấn, chia cả nước làm 29 tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, huyện Từ Liêm của trấn Sơn Tây và 3 phủ: Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam. Thăng Long hạ xuống thành tỉnh lỵ Hà Nội. Khu kinh thành cũ gồm 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, cùng với Từ Liêm hợp thành phủ Hoài Đức. 36 phường cũ được chia thành nhiều phường nhỏ, các thôn và các trại.
Hà Nội thời chống Pháp xâm lược: Tháng 11/1873, tướng thực dân Pháp Garnier đem quân tới Hà Nội; đến 20/11 thì chiếm được thành. Ngày 21/12, nhân dân trong thành phối hợp với quân Cờ Đen diệt Garnier tại Cầu Giấy. Năm 1907, tại Hà Nội đã xuất hiện Đông Kinh Nghĩa Thục, một tổ chức yêu nước. Tháng 6/1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Hà Nội tuyên bố chính thức thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 19/8/1945, Hà Nội giành chính quyền về tay Cách mạng. Ngày 19/12/1946 là Ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp và đến ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng.
Hà Nội thời chống Mỹ: Hà Nội là đầu não của cuộc kháng chiến chính nghĩa, chỉ huy hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược vào ngày 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ Quốc.
Hà Nội thời kỳ mới, cùng cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội: Hà Nội xứng đáng là Thủ đô của một đất nước đang tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng đất nước phồn vinh.
Trong lịch sử hào hùng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, có 7 lần giải phóng Thủ đô.
Lần thứ nhất: Vào ngày 21/1/1258, 8.000 quân Nguyên Mông tràn xuống chiếm Thăng Long. Triều đình nhà Trần cho quân rút ra ngoài, sau đó chờ thời cơ chọn trận quyết chiến với giặc ở Đông Bộ Đầu. Ngày 29/1/1258, Thủ đô được giải phóng.
Lần thứ hai: Ngày 19/2/1285, 50 vạn quân Nguyên ào ạt đánh vào lãnh thổ nước ta, chiếm Thăng Long. Nhà Trần sau khi rút quân ra khỏi thành, đã tiến đánh Tây Đô. Ngày 9/6/1285, Thủ đô được giải phóng.
Lần thứ ba: Ngày 2/2/1288, 10 vạn quân Nguyên tiến vào chiếm Thăng Long. Quân và dân ta với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử ngày 9/4/1288 đã buộc giặc rút chạy ra khỏi bờ cõi, Thủ đô được giải phóng.
Lần thứ tư: Tháng 1/1407, giặc Minh chiếm kinh thành, đổi tên thành là Đông Quan. Chiến thắng Chi Lăng của quân dân ta năm 1.427 buộc giặc rút quân vào 3/1/1428, Thủ đô được giải phóng.
Lần thứ năm: Ngày 17/12/1788, giặc Mãn Thanh chiếm đóng Hà Nội. Chỉ sau 45 ngày (sang năm 1789), người Anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ đã giải phóng Hà Nội với những trận đánh khiến cho lũ giặc cướp nước phải nhớ đời rằng: “Nước Nam Anh hùng là nước có chủ”.
Lần thứ sáu: Ngày 20/11/1873, thực dân Pháp chiếm Hà Nội lần thứ nhất. Ngày 9/3/1945, quân phát xít Nhật đảo chính quân thực dân Pháp. Ngày 19/8/1945, cuộc Cách mạng tháng Tám của dân tộc ta thành công, Hà Nội được giải phóng.
Lần thứ bảy: Ngày 19/12/1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội. Sau 9 năm nhân dân ta trường kỳ kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng. Từ đây, Hà Nội vững bước đi lên, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước, luôn là tấm gương sáng ngời trong công cuộc giữ nước, thể hiện ý chí bất khuất, tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam Anh hùng. Hà Nội cũng luôn luôn đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay.
Hà Nội là thế đó, biết mấy tự hào./.
Theo VOV
Hà Nội- trái tim hồng của cả đất nước đang mạnh mẽ chuyển mình
Được biết đến sớm nhất ở Hà Nội là những địa danh liên quan đến hình ảnh người anh hùng huyền thoại Thánh Gióng: Làng Gióng và ngọn núi Sóc trứ danh (nay thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn). Nơi ấy có núi Sóc Sơn cao 308m, còn gọi là núi Mã, núi Dền hay núi Vệ Linh. Tương truyền, đó là nơi Thánh Gióng bay về trời sau khi đã giúp dân đánh đuổi giặc ngoại xâm – Một hình ảnh bất tử làm rạng danh Hà Nội – đất Anh hùng.
Hà Nội có sông Hồng – con sông Cái, sông Mẹ đã mang phù sa bồi đắp cho một vùng châu thổ, tạo nên vựa lúa nước khổng lồ nuôi sống bao thế hệ con người. Sông Hồng bắt đầu từ dãy Nguỵ Sơn, cao 1.776m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy theo hướng Tây Bắc, vào Việt Nam từ đất Hồ Khẩu (Lào Cai) và chảy ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định). Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, đến xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì dài khoảng 30km.
Lịch sử Hà Nội có thể chia ra làm hai thời kỳ lớn: Thời kỳ tiền Thăng Long và thời kỳ từ khi có tên Thăng Long đến nay.
Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long
Hà Nội được minh chứng bởi di tích Cổ Loa còn hiện hữu đến nay, nơi có công cụ đồ đá cũ cách đây trên dưới 2 vạn năm. Theo các tài liệu khoa học, trong đợt biển tiến cuối cùng cách đây 17.000 năm, Hà Nội có thể còn nằm trong lòng biển hoặc mấp mé biển, hầu như không có người ở, sau đó biến thành vùng đầm lầy, thành rừng, rồi có con người đặt chân tới.
Vào năm 218 (trước Công nguyên), khi Tần Thuỷ Hoàng đưa 50 vạn quân đánh Bách Việt, thủ lĩnh người Việt là Thục Phán đã tổ chức kháng chiến hơn 10 năm. Thắng giặc, ông dựng nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa và từ đó Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội) trở thành trung tâm chính trị - xã hội.
Năm 544, Lý Bí khởi nghĩa, dựng thành ở cửa sông Tô, đánh đuổi quân Lương, xưng đế, đặt quốc hiệu Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Nhà Đường (618 – 907) thay nhà Tuỳ đặt đô hộ phủ, gọi nước là An Nam với 12 châu, đặt Tống Bình là Trung tâm của An Nam đô hộ phủ; đến giữa đời Đường thì Tống Bình mang tên mới là Đại La. Đến năm 938, Ngô Quyền sau chiến thắng quân Nam Hán đã xưng vương và định đô ở Cổ Loa.
Thành Cổ Loa
Thời kỳ thứ hai của Hà Nội được bắt đầu bởi Lý Công Uẩn, người đã khai sinh Thăng Long – đất đế đô. Ông được tôn làm Hoàng đế khi mới 35 tuổi, sau được gọi là Lý Thái Tổ (1010 – 1028). Năm 1010, ông viết Chiếu dời đô, dời đô từ Hoa Lư ra Thành Đại La, đổi tên là Thăng Long.
Thời kỳ thứ hai của Hà Nội có thể chia làm 10 giai đoạn:
Thăng Long – Hà Nội đời Lý (1010 – 1225): Kinh thành được giới hạn bằng 3 con sông: Phía Đông là sông Hồng, phía Bắc Tây là sông Tô, phía Nam là sông Kim Ngưu. Khu Hoàng thành gần hồ Tây được bao bọc bằng một toà thành bằng gạch. Phần còn lại là khu dân sự, được chia thành các phường. Cả hai khu hợp lại gọi là Kinh thành, được bao bọc bằng một toà thành đất, phát triển từ đê của ba con sông.
Thăng Long – Hà Nội đời Trần (1225 – 1400): Hoàng thành được củng cố và xây thêm cung điện; đến năm 1230 thì chia làm 61 phường, có thêm khách buôn và người nước ngoài ngụ cư. Các nghề kinh doanh và giải trí bắt đầu phát triển. Trong giai đoạn này, Hà Nội để lại dấu ấn lịch sử bằng 3 lần đánh giặc Nguyên – Mông vào các năm 1258 , 1285 và 1288.
Thăng Long – Hà Nội giai đoạn chống quân Minh (1407 – 1427): Hồ Quý Ly cướp ngôi, lập ra nhà Hồ (1400 – 1407), lập đô ở Tây Đô, Thanh Hoá. Thăng Long đổi ra tên mới là Đông Đô. Đến năm 1406, quân Minh xâm lược lại đổi thành Đông Quan. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, đến năm 1428 thì giải phóng Đông Quan.
Thăng Long – Hà Nội thời Lê sơ (1428 – 1527): Ngày 29/4/1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Đến năm 1430, đổi Đông Đô thành Đông Kinh và năm 1446 thì đổi thành Phủ Trung Đô. Thành trong cùng hình chữ nhật là Cấm thành, bao bọc bên ngoài là một thành bằng gạch. Khu dân cư chia làm 2 huyện: Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường.
Thăng Long - Hà Nội thời Mạc - Lê Trung Hưng (1527 –1788): Thế kỷ XVI, nhà Lê sụp đổ; năm 1527, triều Mạc (1527 – 1592) lên thay. Khi Đông Kinh trở lại tên Thăng Long, năm 1588, nhà Mạc cho đắp 3 lần luỹ đất bảo vệ thành, đến năm 1592 thì bị nhà Trịnh phá huỷ nhưng vào năm 1790 thì chính nhà Trịnh cho đắp lại, gọi là thành Đại Độ. Cạnh Hoàng thành có phủ chúa. Dân số Hà Nội khi ấy có khoảng 1 triệu người.
Thăng Long – Hà Nội thời Tây Sơn (1788 – 1802): Năm 1788, quân Thanh chiếm Thăng Long; đến năm 1789, nhà Tây Sơn chiếm lại. Quang Trung đóng đô ở Huế, Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành (Bắc Bộ).
Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn sơ: Năm 1802, Gia Long lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân. Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành, gồm 11 trấn. Đến năm 1805, triều đình cho phá thành cũ, xây trên đó toà thành mới. Đến năm 1831 thì bỏ các trấn, chia cả nước làm 29 tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, huyện Từ Liêm của trấn Sơn Tây và 3 phủ: Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam. Thăng Long hạ xuống thành tỉnh lỵ Hà Nội. Khu kinh thành cũ gồm 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, cùng với Từ Liêm hợp thành phủ Hoài Đức. 36 phường cũ được chia thành nhiều phường nhỏ, các thôn và các trại.
Hà Nội thời chống Pháp xâm lược: Tháng 11/1873, tướng thực dân Pháp Garnier đem quân tới Hà Nội; đến 20/11 thì chiếm được thành. Ngày 21/12, nhân dân trong thành phối hợp với quân Cờ Đen diệt Garnier tại Cầu Giấy. Năm 1907, tại Hà Nội đã xuất hiện Đông Kinh Nghĩa Thục, một tổ chức yêu nước. Tháng 6/1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Hà Nội tuyên bố chính thức thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 19/8/1945, Hà Nội giành chính quyền về tay Cách mạng. Ngày 19/12/1946 là Ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp và đến ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng.
Hà Nội thời chống Mỹ: Hà Nội là đầu não của cuộc kháng chiến chính nghĩa, chỉ huy hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược vào ngày 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ Quốc.
Hà Nội thời kỳ mới, cùng cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội: Hà Nội xứng đáng là Thủ đô của một đất nước đang tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng đất nước phồn vinh.
Trong lịch sử hào hùng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, có 7 lần giải phóng Thủ đô.
Lần thứ nhất: Vào ngày 21/1/1258, 8.000 quân Nguyên Mông tràn xuống chiếm Thăng Long. Triều đình nhà Trần cho quân rút ra ngoài, sau đó chờ thời cơ chọn trận quyết chiến với giặc ở Đông Bộ Đầu. Ngày 29/1/1258, Thủ đô được giải phóng.
Lần thứ hai: Ngày 19/2/1285, 50 vạn quân Nguyên ào ạt đánh vào lãnh thổ nước ta, chiếm Thăng Long. Nhà Trần sau khi rút quân ra khỏi thành, đã tiến đánh Tây Đô. Ngày 9/6/1285, Thủ đô được giải phóng.
Lần thứ ba: Ngày 2/2/1288, 10 vạn quân Nguyên tiến vào chiếm Thăng Long. Quân và dân ta với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử ngày 9/4/1288 đã buộc giặc rút chạy ra khỏi bờ cõi, Thủ đô được giải phóng.
Lần thứ tư: Tháng 1/1407, giặc Minh chiếm kinh thành, đổi tên thành là Đông Quan. Chiến thắng Chi Lăng của quân dân ta năm 1.427 buộc giặc rút quân vào 3/1/1428, Thủ đô được giải phóng.
Lần thứ năm: Ngày 17/12/1788, giặc Mãn Thanh chiếm đóng Hà Nội. Chỉ sau 45 ngày (sang năm 1789), người Anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ đã giải phóng Hà Nội với những trận đánh khiến cho lũ giặc cướp nước phải nhớ đời rằng: “Nước Nam Anh hùng là nước có chủ”.
Lần thứ sáu: Ngày 20/11/1873, thực dân Pháp chiếm Hà Nội lần thứ nhất. Ngày 9/3/1945, quân phát xít Nhật đảo chính quân thực dân Pháp. Ngày 19/8/1945, cuộc Cách mạng tháng Tám của dân tộc ta thành công, Hà Nội được giải phóng.
Lần thứ bảy: Ngày 19/12/1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội. Sau 9 năm nhân dân ta trường kỳ kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng. Từ đây, Hà Nội vững bước đi lên, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước, luôn là tấm gương sáng ngời trong công cuộc giữ nước, thể hiện ý chí bất khuất, tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam Anh hùng. Hà Nội cũng luôn luôn đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay.
Hà Nội là thế đó, biết mấy tự hào./.
Theo VOV