Giới Thiệu Về Huyện Đông Anh - Thành Phố Hà Nội

administrator

Administrator
Staff member
Đông Anh :loaloa:
Đây là thông tin cập nhật mới nhất về Huyện Đông Anh tính tới thời điểm này.

350px-Donganh.jpg

Một đoạn đường ở trung tâm huyện Đông Anh - Đường Cao Lỗ

Địa lý
Huyện lỵ Thị trấn Đông Anh
Vị trí: bắc Hà Nội
Diện tích: 182,3 km²
Số xã, thị trấn: 23 xã, 1 thị trấn
Dân số Số dân: 327.500 (2008)
Mật độ: 1.796 người/km²
Thành phần dân tộc: Người Việt
Hành chính
Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Nguyễn Văn Chén
Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Phạm Văn Châm

Bí thư Huyện ủy: Nguyễn Khả Hùng
Thông tin khác
Điện thoại trụ sở: (84) (04) 883.2214
Số fax trụ sở: Chưa có thông tin
Địa chỉ mạng: www.hanoi.gov.vn/

Đông Anh là một huyện ngoại thành phía Bắc thành phố Hà Nội.
Mục lục

* 1 Vị trí
* 2 Đặc điểm
* 3 Lịch sử
* 4 Đơn vị hành chính
* 5 Lễ hội
o 5.1 Hội đền An Dương Vương hay còn gọi là Hội Cổ Loa
o 5.2 Hội làng Đường Yên
o 5.3 Hội Đền Sái
o 5.4 Hội làng Dục Nội
o 5.5 Hội làng Xuân Nộn
o 5.6 Hội làng Xuân Trạch
o 5.7 Hội làng Quậy
* 6 Trường THPT
* 7 Liên kết ngoài

Vị trí

* Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
* Phía nam giáp sông Hồng
* Phía Đông nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội
* Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc
* Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Đặc điểm


* Diện tích: 18.230 ha (182,3 km²)
* Dân số: 276.750 người (2003)
* Mật độ dân số: 1.544 người/km²

Lịch sử


Huyện Đông Anh vốn là huyện Đông Khê thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh, được nhập phần lớn vào tỉnh Phù Lỗ (được thành lập ngày 6/10/1901).

Ngày 10/4/1903, huyện Đông Khê đổi tên thành huyện Đông Anh.

Đến năm 1904, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên thì huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1913-1923 thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Thời kỳ 1923-1950 thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1950-1961 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 20/4/1961: huyện Đông Anh (gồm 16 xã) sáp nhập vào Hà Nội. Ngày 31/5/1961 thành lập huyện Đông Anh mới gồm 23 xã.

Ngày 13/10/1982 thành lập thị trấn Đông Anh. Thị trấn có diện tích 797,2 ha, gồm đất của 4 xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, Xuân Nội.

Đơn vị hành chính

Gồm có 1 thị trấn và 23 xã:

* Thị trấn Đông Anh (huyện lị)
* Bắc Hồng
* Cổ Loa
* Dục Tú
* Đại Mạch
* Đông Hội
* Hải Bối
* Kim Chung
* Kim Nỗ
* Liên Hà
* Mai Lâm
* Nam Hồng



* Nguyên Khê
* Tàm Xá
* Thụy Lâm
* Tiên Dương
* Uy Nỗ
* Vân Hà
* Vân Nội
* Việt Hùng
* Võng La
* Xuân Canh
* Xuân Nộn
* Vĩnh Ngọc



Lễ hội

Ở Đông Anh hiện nay có các lễ hội sau:
Hội đền An Dương Vương hay còn gọi là Hội Cổ Loa
450px-Hoi_lang_Quay.jpg

* Thờ: An Dương Vương (Thục Phán)
* Địa điểm: Xã Cổ Loa
* Thời gian: Từ 6 đến 18 tháng Giêng
* Chính hội: 6 tháng Giêng
* Đặc điểm: Đám rước lớn mười hai xóm: Cỗ bỏng, chè lam

Hội làng Đường Yên

* Thờ: Lê Hoa - tướng của Hai Bà Trưng
* Địa điểm: Thôn Đường Yên, xã Xuân Nộn
* Thời gian: mồng 2 tháng 2
* Đặc điểm: Hội thi kén rể Đường Yên

Hội Đền Sái

* Địa điểm: xã Thụy Lâm

Hội làng Dục Nội:matto:

* Thờ:
o Đống Lang Linh Thần Đại Vương
o Thiên Cương Thần Tướng Đại Vương
o Phúc hiệu thần Đại Vương Ngô Tướng quân
* Địa điểm: Thôn Dục Nội, xã Việt Hùng
* Thời gian: 10/08 âm lịch
* Chính hội : 11/08 âm lịch
* Đặc điểm: Rước nước, rước kiệu

Hội làng Xuân Nộn

* Thờ:
o Ả Lã Tuê Tịnh phu nhân
o Vũ Định Đại Vương và Thiên Lôi tôn thần
o Trương Hống
o Trương Hát
* Địa điểm: Thôn Xuân Nộn, xã Xuân Nộn
* Thời gian: 10 - 15/10 âm lịch
* Chính hội 11/10 âm lịch
* Đặc điểm: Rước kiệu vua bà, múa rắn

Hội làng Xuân Trạch

* Thờ: Cao Minh Sơn Xạ Thần Quốc
* Địa điểm: Thôn Xuân Trạch, xã Xuân Canh
* Thời gian: Chính hội 10/03 âm lịch (8-13/3 âm lịch).
* Đặc điểm: Rước nước


Hội làng Quậy

* Thờ: Thủy Hải, Đăng Giang, Khổng Chúng, Tam Giang và Đông Hải.
* Địa điểm: xã Liên Hà
* Thời gian: 12/1 âm lịch.
* Đặc điểm: Hát giao duyên, chọi gà, đấu cờ người, bịt mắt bắt dê, bơi ao bắt vịt

Trường THPT

Đó là các trường THPT như: Liên Hà, Đông Anh, Cổ Loa, Vân Nội, Ngô Tất Tố, An Dương Vương
:no1:

Mình rất tự hào được làm 1 người con của Đông Anh, nhớ hội Việt Hùng làng tớ nha.
 

tomcat1987

Thanh Niên Xóm
:heomo:hay day chu. di xa roi moi nho cac Hoi lang cua Dong anh.
nho mung 6 tet di ruoc kieu den Co Loa qua.
chac dam nam nua moi lai dc di :eek:nion-head11:
:eek:nion-head38: chai Dong Anh cam xxx dao pho

Lịch sử

Huyện Đông Anh vốn là huyện Đông Khê thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh, được nhập phần lớn vào tỉnh Phù Lỗ (được thành lập ngày 6/10/1901).

Ngày 10/4/1903, huyện Đông Khê đổi tên thành huyện Đông Anh.

Đến năm 1904, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên thì huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1913-1923 thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Thời kỳ 1923-1950 thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1950-1961 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 20/4/1961: huyện Đông Anh (gồm 16 xã) sáp nhập vào Hà Nội. Ngày 31/5/1961 thành lập huyện Đông Anh mới gồm 23 xã.

Ngày 13/10/1982 thành lập thị trấn Đông Anh. Thị trấn có diện tích 797,2 ha, gồm đất của 4 xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, Xuân Nội.
:tinhtoan: pac có cái này hay thật đấy . nói thật là tôi sống ở ĐA từ khi còn mặc quần:18: thủng chỗ ấy đi VS cho nó tiện
mà cũng k0 bít về lịch sử của ĐA mình :17::eek:nion-head3:
 

CaoHoang.DJ

Thanh Niên Xóm
cái này trên wikimedia mà xếp ơi
:22124305-2-4K229: :22124305-2-4K229: :22124305-2-4K229:
 

mr_peo

Moderator
thôi thông cảm cho bạn ý.....post bài trên mạng chuyện bt mà............cứ đếm xỉa,bắt lỗi người ta....
 

B-Boy Kyn

»_ღ♥ღ╬—™†_ k.ÿ.ñ_™†—╬ღ � � � �� �� �ღ_«
lịck sử của huyện ta đêy chăng .
 

iLoVeU

Moderator
Huyện Đông Anh là vùng đất có bề dày về truyền thống và lịch sử văn hóa, nơi lưu giữ những giá trị của một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Xưa kia Đông Anh có tên là Đông Khê, thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đến ngày 31-5-1961, Đông Anh trở thành huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội.
Khi nhắc đến huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội này, người ta thường nghĩ ngay đến Cổ Loa thành – nơi từng hai lần được chọn làm kinh đô của các triều đại phong kiến mà cụ thể là thời An Dương Vương (thế kỷ III trước CN) và Ngô Quyền (thế kỷ X). Ngày nay, nhiều thôn làng ở Đông Anh còn lưu giữ được những di tích lịch sử, những lễ hội truyền thống phản ánh rõ quá trình đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc. Không chỉ vậy, nơi đâu còn bảo tồn và phát huy được nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống có giá trị như ca trù Lỗ Khê, rối nước Đào Thục, tuồng cổ Cổ Loa… Trong quá khứ cách mạng hào hùng, người dân Đông Anh luôn nêu rõ tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm. Ngay từ năm 1940, nơi đây đã là an toàn khu của Trung ương Đảng, là vùng hoạt động bí mật của các đồng chí lãnh đạo như Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh… Ngày 10/04/2001, nhân dân và các lực lượng vũ trang huyện đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Phát huy tinh thần cách mạng, ngày nay Đông Anh đang tiến những bước vững chắc trên con đường phát triển. Kinh tế tiếp tục giữ vững mức độ tăng trưởng đạt 17,4%, hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng mở rộng phát triển theo hướng văn minh hiện đại; nhiều khu công nghiệp mới được mọc lên như khu công nghiệp Thăng Long, Nguyên Khê đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 50.000 lao động địa phương. Công tác thu thuế và thu ngân sách trên địa bàn luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục được huyện quan tâm đầu tư mạnh, có trọng tâm, trọng điểm với tổng đầu tư cao; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao với mũi nhọn là: phát triển các mô hình trang trại tập trung, đưa chăn nuôi tách khỏi khu dân cư, phù hợp với quy hoạch, hình thành các vùng rau an toàn tại Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng… Nhờ có những định hướng phát triển kinh tế đúng đắn, tính đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm còn dưới 2% và đến năm 2010, huyện phấn đấu xuống còn 0,5%.
Kinh tế tăng trưởng, lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng đạt được nhiều kết quả khả quan, đó chính là những thành quả mà huyện Đông Anh đã đạt được trong thời gian qua. Quy mô giáo dục, chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện được giữ vững và đi vào thực chất. Duy trì phổ cập tiểu học, THCS, THPT đạt 45% (phấn đấu đến năm 2010 đạt 100%), 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn… Công tác y tế, dân số gia đình và trẻ em thường xuyên được quan tâm chỉ đạo nhất là việc xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã. Lĩnh vực văn hóa cũng có nhiều chuyển biến. Đến nay toàn huyện có 85 thôn, làng đạt danh hiệu Làng văn hóa, trong đó 40 thôn đạt Làng văn hóa cấp thành phố; các loại hình văn hóa, thể thao thành tích cao tiếp tục được duy trì và phát triển đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần và chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn.
Huyện Đông Anh đang có những bước tiến vững chắc trên con đường phát triển và hội nhập. Đây chính là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện lập nhiều thành tích hơn nữa chào đón Thủ đô tròn 1000 năm tuổi.

Theo Văn hóa thông tin Hà Nội, tháng 10.2008
 
Bên trên