Em sai rồi!
- Em gặp hắn trên xe buýt, thấy hắn cũng dễ thương nên em tiếp chuyện. Vậy là từ hôm đó hắn liên tục nhắn tin nói nhớ em, khen em ngoan, hiền xinh và thông minh.
Mỗi sáng hắn đánh thức em bằng một tin nhắn chào ngày mới tốt lành! Buổi trưa, hắn chúc em ăn ngon miệng và buổi tối sau khi cơm nước xong xuôi, hắn lại đến thăm em ở khu nhà trọ, không quên mang theo vài cân hoa quả hay một bó hoa rực rỡ rồi nói: “Mỗi người phụ nữ là một bông hoa đẹp, em là bông đẹp nhất”.
Chẳng bù cho Hùng, bạn trai em lúc đó khô không khốc, chẳng biết làm đẹp lòng, mát mặt em, cả tuần không rủ đi chơi. Còn hắn tối nào cũng đến, chào hỏi, thưa gửi còn cho quà bác chủ nhà em rõ tử tế. Ai nấy nắc nỏm khen em sao “chài” giỏi, được anh người yêu mồm mép, cao to đẹp trai như người mẫu, nghề nghiệp lại ổn định, em được thể cứ vênh mặt hãnh diện.
Hắn xin được về nhà em, gọi mẹ em là mẹ xưng con thật tình cảm, lại còn nhiệt tình giới thiệu em với gia đình hắn và nói “lần đầu tiên anh dẫn bạn gái về chơi”. Em cảm động về hắn và quá tự hào về mình, sao lại yêu được người chững chạc đến vậy!
Thi thoảng hắn còn củng cố lòng tin của em bằng câu: “Anh là người tốt, anh sống có tâm và không muốn ai khổ vì mình, con gái theo anh nhiều nhưng chưa một lần anh để họ hi vọng nếu mình không thực lòng yêu”. Em nghe mà xúc động trào dâng, thấy mình quả thật may mắn.
Hùng là người cùng công ty, bỏ anh ấy để đến với hắn em tin mình sẽ phải đánh đổi bằng cái nhìn dè bỉu “tham vàng bỏ ngãi” của đồng nghiệp, nhưng vì muốn vươn tới tình yêu đích thực mà em quyết mạnh dạn thay đổi, hẳn Hùng hận em lắm!
Hôm Hùng nhắn tin cho em: “Cẩn thận kẻo ăn quả lừa”, làm em chẳng biết nói ra sao, giận Hùng cay nghiệt. Thấy em khó nghĩ, hắn nhoay nhoáy nhắn lại giúp em: “Bao giờ đám cưới tôi, ông nhớ đến dự nhé!”. Em và hắn đều hả hê vì “trả miếng” được Hùng.
Và em còn biết Hùng cùng đồng nghiệp còn hả dạ hơn nữa khi biết hắn “đá” em sau một tháng tán đổ. Hắn đi mà không thèm nói một lời, chỉ để em tự hiểu bằng cách không nghe điện thoại, không hồi âm tin nhắn, em đến thì lánh đi, sức mấy mà em trơ mặt đến tìm liên tục. Em hiểu ra mình đã thất bại trong canh bạc đổi chác này. Em thua bởi khi ấy em chưa biết câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Nhớ có lần ngồi nói chuyện hắn ngắm em rồi cười cười nói, chẳng rõ đùa hay thật: “Ban đầu nhìn em anh đã nghĩ em rất thông minh. Nhưng hình như không phải!”. Sao em không khen hắn đã nói thật lòng mình?
Sao em không tỉnh táo mà hiểu một điều chẳng có tình yêu sét đánh nào đùng đùng đến thế! Lý ra em nên dành thời gian tiếp xúc nhiều hơn, đừng sớm choáng ngợp để rồi mù quáng. Đáng nhẽ em nên biết có nhiều người con trai lõi đời tính toán, họ thấy tán đổ em cũng chẳng lợi lộc gì nhiều nên chuyển sang hướng khác, chỉ trách em hí hửng tưởng vớ bở nên thiếu cảnh giác, đặt hết niềm tin vào hắn.
Bởi nếu thực sự tôn trọng em, hắn đã không phải nói dối bố mẹ hắn về gia cảnh nhà em, về nghề nghiệp của em mà bằng mắt thường ai cũng biết là kém cạnh hơn hẳn hắn...
Xót nữa là bà chủ nhà trọ còn đặt điều: “Chắc nó chơi chán thì bỏ chứ gì?” rồi đi bêu xấu em với mọi người, nhiều đồng nghiệp của em trọ gần đây. Em còn mặt mũi nào nhìn ai. Em sợ hãi nghĩ cảnh Hùng hởi lòng hởi dạ khi thấy em vấp, cũng vì em đáng bị thế mà.
Em buồn bã đến tím tái con người, song em đau mà cố cứng rắn không dám khóc nhiều, sợ sưng mắt mọi người trông thấy lại được dịp xỉa xói, đay nghiến “đáng đời phường tham bát bỏ mâm”.
Hôm ấy Hùng có đến tìm em, chỉ để nói: “Anh không thể tin hắn đến với em chân thành. Nhưng khi ấy anh đã không dám nói nhiều vì sợ em đánh giá anh hèn hạ”.
Em hiểu, em đã sai thật rồi!
nion-head19:nion-head19:nion-head19:nion-head19:nion-head19:
pat2: cô vợ” hoang taY
vợmình, Thảo nhất qu yết đòi chồng mua cho thỏi son màu cam của Hàn Quốc. Nhưng đến khi bóc quà, Thảo lại chê, cho là kiểu son môi này “nhà quê”. Sau đó, cô bỏ mặc thỏi son nằm chơ vơ một chỗ, mặc chồng xót ruột vì tiếc của.
Đây không phải lần đầu tiên, Thảo muốn thì đòi cho bằng được và không thích thì cũng bỏ cho bằng được. Anh Tùng (chồng Thảo) mặt dài thườn thượt chia sẻ: “Bỏ ra bốn năm trăm nghìn mua son cho vợ. Cuối cùng lại phải đắp chiếu cho nó”.
Anh Tùng hơn vợ cả tài lẫn sắc nhưng gia đình đều bảo, Thảo át được vía chồng. Nếu muốn sắm cái váy mới đôi giày thời trang, Thảo chỉ cần “nũng nịu” là anh đồng ý ngay. Chính vì thế, trong gia đình, Thảo giống như trung tâm vũ trụ, muốn gì được nấy.
Anh Tùng kể: “Tôi kiếm được tiền và vợ tôi cũng vậy. Cuối tuần nào, cô ấy cũng đi mua sắm cùng bạn bè. Nhưng bộ đồ nào cũng chỉ mặc được một vài lần rồi chán”.
Cái gì Thảo cũng nhiều, kem dưỡng da gần chục lọ, nước hoa vài chai, giày dép đầy một ngăn, quần áo thì chật tủ, choán hết cả chỗ để trang phục của chồng… Họ hàng hay bạn bè mỗi lần đến chơi lại trầm trồ với bộ sưu tập thời trang của Thảo. Được nhiều người ngưỡng mộ, cô càng vui, càng được thể sắm tiếp. “Tôi không cấm vợ mình làm đẹp nhưng thừa quá, nhiều khi cũng tiếc” - anh Tùng than thở.
Những lúc anh Tùng nhẹ nhàng góp ý, Thảo không ngại so bì: “Chỗ này chỉ bằng một bữa nhậu của các anh chứ mấy. Em không thích bia rượu thì em phải mua sắm”.
Với Thảo, thú vui mua hàng dường như thành cơn nghiện, cứ ra ngoài phải tiêu đến đồng xu cuối cùng, không thì thấy trong lòng bứt rứt. Thế nên trong nhà, cái gì cũng có thể trở thành bộ sưu tập, chai nước mắm hay gói mỳ tôm, lọ kem đánh răng, ngay cả đến giấy vệ sinh, Thảo cũng thích sắm một lúc vài loại. Đang ăn dở chai nước mắm này mà thấy không ngon, Thảo sẵn sàng bỏ đi, chuyển sang dùng chai khác.
Có lần, Thảo ngồi dọn dẹp được nguyên cả tải quần áo không dùng đến. Một số cái, Thảo khoác lên người một lần rồi chán, cũng không buồn giặt lại, khiến cái áo trắng mốc meo. “Cô ấy bảo mang về cho chị em họ ở quê. Quê tôi thuần nông, thử hỏi có chị nào chịu mặc quần ngắn với áo trễ ngực” - anh Tùng kể tiếp.
Mỗi khi anh Tùng đề xuất kế hoạch tiết kiệm thì vợ gạt đi, bảo: “Đời được mấy tý. Sao anh cứ phải khổ thế?”. Anh Tùng lo lắng, với đà tiêu pha mạnh tay của vợ, sẽ có lúc, gia đình khánh kiệt. Hoặc biết đâu, công việc làm ăn của chồng xuống dốc, không đáp ứng được thói quen sa hoa của vợ, hạnh phúc gia đình sẽ lung lay.
Khi vợ “hoang tay”
Người vợ “hoang tay” có thể do thói quen tiêu xài tùy tiện từ hồi trẻ. Lúc còn độc thân, không ít chị em ở vào hoàn cảnh “được đồng nào, xào đồng ấy”. Những cô được sinh trưởng trong gia đình “có của”, sẵn có thói quen hoang phí thì bản tính này càng khó sửa đổi, dù họ đã lập gia đình. Nếu lấy được chồng phóng khoáng, yêu chiều vợ thì nhóm cô vợ này càng “được đà lấn tới”.
Dù kinh tế có khá giả đến mấy, vợ chồng cần cùng nhau cân nhắc, so sánh mức chi tiêu gia đình để cùng tiết kiệm. Tiết kiệm từng khoảng nhỏ sẽ giúp gia đình có khoản dư lớn.
Có một người vợ biết thu vén gia đình là điều đáng quý. Bởi lẽ, tài chính gia đình không phải lúc nào cũng được như ý muốn. Hơn hết, người vợ cần là hậu phương, là người giữ chắc tay hòm chìa khóa, phòng khi sa cơ.
Trái lại, nếu người vợ tiêu xài hoang phí thì chồng dù có phóng khoáng đến mấy cũng không tránh khỏi cảm giác tiếc rẻ. Có khi mâu thuẫn vợ chồng sẽ nảy sinh từ đó.
mem nữ đừng có gÉt
- Em gặp hắn trên xe buýt, thấy hắn cũng dễ thương nên em tiếp chuyện. Vậy là từ hôm đó hắn liên tục nhắn tin nói nhớ em, khen em ngoan, hiền xinh và thông minh.
Mỗi sáng hắn đánh thức em bằng một tin nhắn chào ngày mới tốt lành! Buổi trưa, hắn chúc em ăn ngon miệng và buổi tối sau khi cơm nước xong xuôi, hắn lại đến thăm em ở khu nhà trọ, không quên mang theo vài cân hoa quả hay một bó hoa rực rỡ rồi nói: “Mỗi người phụ nữ là một bông hoa đẹp, em là bông đẹp nhất”.
Chẳng bù cho Hùng, bạn trai em lúc đó khô không khốc, chẳng biết làm đẹp lòng, mát mặt em, cả tuần không rủ đi chơi. Còn hắn tối nào cũng đến, chào hỏi, thưa gửi còn cho quà bác chủ nhà em rõ tử tế. Ai nấy nắc nỏm khen em sao “chài” giỏi, được anh người yêu mồm mép, cao to đẹp trai như người mẫu, nghề nghiệp lại ổn định, em được thể cứ vênh mặt hãnh diện.
Hắn xin được về nhà em, gọi mẹ em là mẹ xưng con thật tình cảm, lại còn nhiệt tình giới thiệu em với gia đình hắn và nói “lần đầu tiên anh dẫn bạn gái về chơi”. Em cảm động về hắn và quá tự hào về mình, sao lại yêu được người chững chạc đến vậy!
Thi thoảng hắn còn củng cố lòng tin của em bằng câu: “Anh là người tốt, anh sống có tâm và không muốn ai khổ vì mình, con gái theo anh nhiều nhưng chưa một lần anh để họ hi vọng nếu mình không thực lòng yêu”. Em nghe mà xúc động trào dâng, thấy mình quả thật may mắn.
Hùng là người cùng công ty, bỏ anh ấy để đến với hắn em tin mình sẽ phải đánh đổi bằng cái nhìn dè bỉu “tham vàng bỏ ngãi” của đồng nghiệp, nhưng vì muốn vươn tới tình yêu đích thực mà em quyết mạnh dạn thay đổi, hẳn Hùng hận em lắm!
Hôm Hùng nhắn tin cho em: “Cẩn thận kẻo ăn quả lừa”, làm em chẳng biết nói ra sao, giận Hùng cay nghiệt. Thấy em khó nghĩ, hắn nhoay nhoáy nhắn lại giúp em: “Bao giờ đám cưới tôi, ông nhớ đến dự nhé!”. Em và hắn đều hả hê vì “trả miếng” được Hùng.
Và em còn biết Hùng cùng đồng nghiệp còn hả dạ hơn nữa khi biết hắn “đá” em sau một tháng tán đổ. Hắn đi mà không thèm nói một lời, chỉ để em tự hiểu bằng cách không nghe điện thoại, không hồi âm tin nhắn, em đến thì lánh đi, sức mấy mà em trơ mặt đến tìm liên tục. Em hiểu ra mình đã thất bại trong canh bạc đổi chác này. Em thua bởi khi ấy em chưa biết câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Nhớ có lần ngồi nói chuyện hắn ngắm em rồi cười cười nói, chẳng rõ đùa hay thật: “Ban đầu nhìn em anh đã nghĩ em rất thông minh. Nhưng hình như không phải!”. Sao em không khen hắn đã nói thật lòng mình?
Sao em không tỉnh táo mà hiểu một điều chẳng có tình yêu sét đánh nào đùng đùng đến thế! Lý ra em nên dành thời gian tiếp xúc nhiều hơn, đừng sớm choáng ngợp để rồi mù quáng. Đáng nhẽ em nên biết có nhiều người con trai lõi đời tính toán, họ thấy tán đổ em cũng chẳng lợi lộc gì nhiều nên chuyển sang hướng khác, chỉ trách em hí hửng tưởng vớ bở nên thiếu cảnh giác, đặt hết niềm tin vào hắn.
Bởi nếu thực sự tôn trọng em, hắn đã không phải nói dối bố mẹ hắn về gia cảnh nhà em, về nghề nghiệp của em mà bằng mắt thường ai cũng biết là kém cạnh hơn hẳn hắn...
Xót nữa là bà chủ nhà trọ còn đặt điều: “Chắc nó chơi chán thì bỏ chứ gì?” rồi đi bêu xấu em với mọi người, nhiều đồng nghiệp của em trọ gần đây. Em còn mặt mũi nào nhìn ai. Em sợ hãi nghĩ cảnh Hùng hởi lòng hởi dạ khi thấy em vấp, cũng vì em đáng bị thế mà.
Em buồn bã đến tím tái con người, song em đau mà cố cứng rắn không dám khóc nhiều, sợ sưng mắt mọi người trông thấy lại được dịp xỉa xói, đay nghiến “đáng đời phường tham bát bỏ mâm”.
Hôm ấy Hùng có đến tìm em, chỉ để nói: “Anh không thể tin hắn đến với em chân thành. Nhưng khi ấy anh đã không dám nói nhiều vì sợ em đánh giá anh hèn hạ”.
Em hiểu, em đã sai thật rồi!
nion-head19:nion-head19:nion-head19:nion-head19:nion-head19:
pat2: cô vợ” hoang taY
vợmình, Thảo nhất qu yết đòi chồng mua cho thỏi son màu cam của Hàn Quốc. Nhưng đến khi bóc quà, Thảo lại chê, cho là kiểu son môi này “nhà quê”. Sau đó, cô bỏ mặc thỏi son nằm chơ vơ một chỗ, mặc chồng xót ruột vì tiếc của.
Đây không phải lần đầu tiên, Thảo muốn thì đòi cho bằng được và không thích thì cũng bỏ cho bằng được. Anh Tùng (chồng Thảo) mặt dài thườn thượt chia sẻ: “Bỏ ra bốn năm trăm nghìn mua son cho vợ. Cuối cùng lại phải đắp chiếu cho nó”.
Anh Tùng hơn vợ cả tài lẫn sắc nhưng gia đình đều bảo, Thảo át được vía chồng. Nếu muốn sắm cái váy mới đôi giày thời trang, Thảo chỉ cần “nũng nịu” là anh đồng ý ngay. Chính vì thế, trong gia đình, Thảo giống như trung tâm vũ trụ, muốn gì được nấy.
Anh Tùng kể: “Tôi kiếm được tiền và vợ tôi cũng vậy. Cuối tuần nào, cô ấy cũng đi mua sắm cùng bạn bè. Nhưng bộ đồ nào cũng chỉ mặc được một vài lần rồi chán”.
Cái gì Thảo cũng nhiều, kem dưỡng da gần chục lọ, nước hoa vài chai, giày dép đầy một ngăn, quần áo thì chật tủ, choán hết cả chỗ để trang phục của chồng… Họ hàng hay bạn bè mỗi lần đến chơi lại trầm trồ với bộ sưu tập thời trang của Thảo. Được nhiều người ngưỡng mộ, cô càng vui, càng được thể sắm tiếp. “Tôi không cấm vợ mình làm đẹp nhưng thừa quá, nhiều khi cũng tiếc” - anh Tùng than thở.
Những lúc anh Tùng nhẹ nhàng góp ý, Thảo không ngại so bì: “Chỗ này chỉ bằng một bữa nhậu của các anh chứ mấy. Em không thích bia rượu thì em phải mua sắm”.
Với Thảo, thú vui mua hàng dường như thành cơn nghiện, cứ ra ngoài phải tiêu đến đồng xu cuối cùng, không thì thấy trong lòng bứt rứt. Thế nên trong nhà, cái gì cũng có thể trở thành bộ sưu tập, chai nước mắm hay gói mỳ tôm, lọ kem đánh răng, ngay cả đến giấy vệ sinh, Thảo cũng thích sắm một lúc vài loại. Đang ăn dở chai nước mắm này mà thấy không ngon, Thảo sẵn sàng bỏ đi, chuyển sang dùng chai khác.
Có lần, Thảo ngồi dọn dẹp được nguyên cả tải quần áo không dùng đến. Một số cái, Thảo khoác lên người một lần rồi chán, cũng không buồn giặt lại, khiến cái áo trắng mốc meo. “Cô ấy bảo mang về cho chị em họ ở quê. Quê tôi thuần nông, thử hỏi có chị nào chịu mặc quần ngắn với áo trễ ngực” - anh Tùng kể tiếp.
Mỗi khi anh Tùng đề xuất kế hoạch tiết kiệm thì vợ gạt đi, bảo: “Đời được mấy tý. Sao anh cứ phải khổ thế?”. Anh Tùng lo lắng, với đà tiêu pha mạnh tay của vợ, sẽ có lúc, gia đình khánh kiệt. Hoặc biết đâu, công việc làm ăn của chồng xuống dốc, không đáp ứng được thói quen sa hoa của vợ, hạnh phúc gia đình sẽ lung lay.
Khi vợ “hoang tay”
Người vợ “hoang tay” có thể do thói quen tiêu xài tùy tiện từ hồi trẻ. Lúc còn độc thân, không ít chị em ở vào hoàn cảnh “được đồng nào, xào đồng ấy”. Những cô được sinh trưởng trong gia đình “có của”, sẵn có thói quen hoang phí thì bản tính này càng khó sửa đổi, dù họ đã lập gia đình. Nếu lấy được chồng phóng khoáng, yêu chiều vợ thì nhóm cô vợ này càng “được đà lấn tới”.
Dù kinh tế có khá giả đến mấy, vợ chồng cần cùng nhau cân nhắc, so sánh mức chi tiêu gia đình để cùng tiết kiệm. Tiết kiệm từng khoảng nhỏ sẽ giúp gia đình có khoản dư lớn.
Có một người vợ biết thu vén gia đình là điều đáng quý. Bởi lẽ, tài chính gia đình không phải lúc nào cũng được như ý muốn. Hơn hết, người vợ cần là hậu phương, là người giữ chắc tay hòm chìa khóa, phòng khi sa cơ.
Trái lại, nếu người vợ tiêu xài hoang phí thì chồng dù có phóng khoáng đến mấy cũng không tránh khỏi cảm giác tiếc rẻ. Có khi mâu thuẫn vợ chồng sẽ nảy sinh từ đó.
mem nữ đừng có gÉt