KTĐT - Mới đây, thông qua giao dịch trên internet, HTX Rau an toàn (RAT) thôn Quan Âm, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh đã có được đơn đặt hàng cung cấp trên 30 tấn rau/tháng cho Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh). Đây là một tín hiệu vui thúc đẩy người nông dân ngoại thành tìm đến với dịch vụ internet nhiều hơn để phục vụ sản xuất.
Làm giàu nhờ internet
HTX RAT của thôn Quan Âm ra đời từ năm 2003 với diện tích trên 4,5ha. Ban đầu, nông dân trồng rau chỉ tìm cách bán sản phẩm ở các chợ đầu mối. Với phương thức này, họ chỉ bán được rau với số lượng nhỏ lẻ. Mới đây, HTX đã biết tìm đến công cụ internet để quảng bá và bán sản phẩm; kết quả là đã tìm được mối hàng cung cấp rau cho KCN Quế Võ (Bắc Ninh) với số lượng mỗi ngày 1,25 tấn rau. Ngoài ra, HTX còn tìm được đơn hàng lớn từ Nhà máy Yamaha Motor đóng ở Trung Giã (Sóc Sơn) và nhiều khách hàng lớn khác. Ông Nguyễn Tuấn Hồng, Bí thư chi bộ thôn Quan Âm cho biết: “Hiện nay 20% số hộ trong thôn đã được nối mạng internet để phục vụ cho sản xuất. Các hộ có nghề phụ như: nghề mộc, chạm khắc mỹ nghệ cũng sử dụng internet như một công cụ không thể thiếu để giao dịch. Nhiều hộ gia đình còn biết dùng internet để tìm kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt... Nhờ đó nhận thức của bà con ngày càng cao hơn”.
Làm việc trên máy tính cũng là công việc thường ngày của anh nông dân Hoàng Văn Hưng, trưởng nhóm rau hữu cơ ở thôn Bái Thượng (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn). Ngay khi triển khai dự án trồng rau hữu cơ năm 2008, anh đã phải mày mò vật lộn để học kỹ năng sử dụng máy tính. Bất cứ vấn đề gì anh đều tìm đến mạng internet để tra cứu. Sản phẩm rau hữu cơ ở đây còn được đưa lên website để có thể giúp cho khách hàng đặt mua qua mạng. Do đó, công việc hàng ngày của anh Hưng là kiểm tra đơn đặt hàng, tư vấn và trả lời thắc mắc cho khách. Anh Hưng chia sẻ: “Sản phẩm của chúng tôi hướng đến cả khách hàng Việt Nam và khách hàng là người nước ngoài nên phải quảng bá trên internet. Chỉ cần ngồi nghe điện thoại và check mail là tôi nắm được đơn đặt hàng, không phải chạy đi chạy lại như trước”.
Nói về tầm quan trọng của internet trong phát triển nông thôn hiện nay, ông Phạm Quang Diệu, Quyền Giám đốc Trung tâm thông tin phát triển NNNT, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Ngành nông nghiệp đang đứng trước những cơ hội và những thử thách chưa từng có, đòi hỏi phải có những đột phá về tư duy và cách làm”. Theo ông Diệu, bước đột phá đó chính là sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập như hiện nay thì điều đó càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Qua internet, nông dân có thể học hỏi những mô hình làm kinh tế giỏi, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đồng thời đây là kho tư liệu về khoa học kỹ thuật rất phong phú cho bà con nông dân tham khảo. Nhiều nông dân còn tìm được các thông tin về sâu bệnh, dịch hại, diễn biến giá lương thực thực phẩm, giá vàng... để kịp thời có biện pháp ứng phó.
Còn đó những khó khăn
Người nông dân rất muốn tiếp cận với internet để làm giàu nhưng con đường đưa họ đến với loại hình công nghệ này còn khá nhiều chông gai. Bởi nông dân Việt Nam đi lên từ nền nông nghiệp lúa nước, kỹ thuật lạc hậu, trình độ học vấn thấp nên việc thao tác trên máy tính gặp không ít khó khăn. Chính anh Hưng đã phải thừa nhận: “Tôi tuy mới ngoài 30 tuổi nhưng để tiếp cận với những công nghệ mới quả thực cũng vất vả lắm, huống chi là những người lớn tuổi”. Đồng thời chi phí cho một chiếc máy tính cũng không phải là thấp so với túi tiền của người nông dân. Không ít nhà nông có nhu cầu nhưng đành bó tay trước khoản tiền này. Chị Nguyễn Thị Thắm (thôn Tân An, xã Thuỵ An, huyện Ba Vì) chia sẻ: “Một cái máy tính rẻ nhất bây giờ cũng 3-4 triệu, lại còn tiền điện, tiền cước hàng tháng. Mới chỉ dùng tivi, quạt và thắp sáng mà mỗi tháng nhà tôi đã tốn gần trăm nghìn tiền điện rồi”.
Một vấn đề khác nữa là ở nhiều vùng nông thôn, người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với đời sống. Ông Lý Văn Thọ, Bí thư đảng uỷ xã Ba Vì (huyện Ba Vì) cho biết: “Bà con ở đây 98% là người dân tộc Dao nên còn nhiều hạn chế về nhận thức. Ngay như có điểm văn hoá xã nhưng cũng ít khi họ tìm đến để tìm hiểu thông tin”. Do đó, cần có sự tuyên truyền của các cấp chính quyền. Ông Nguyễn Tuấn Hồng, Bí thư chi bộ thôn Quan Âm cho biết: “Hội nông dân xã Bắc Hồng đang có chủ trương mở một lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ năng sử dụng internnet cho nông dân, trước tiên là những hộ trong HTX RAT và những hộ làm nghề phụ. Từ đó tuyên truyền sâu rộng hơn nữa ra đại đa số người dân để họ thấy được tầm quan trọng của internet trong phát triển kinh tế nông thôn”.
Cuối tháng 9 này, Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển Thông tin và Truyền thông nông thôn. Đây là một trong những đề án quan trọng đã được Chính phủ chỉ đạo, tập trung vào các nội dung: phát triển viễn thông, đưa internet về nông thôn, xoá dần khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị. Với những chủ trương đó, người nông dân đang có rất nhiều cơ hội để làm giàu thông qua internet.
Thành phố Hà Nội cũng rất coi trọng đến vấn đề phát triển internet để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn. Tính đến tháng 6/2009, VNPT Hà Nội đã hoàn thành phổ cập internet băng rộng cho 100% xã trên toàn thành phố, kể cả những xã thuộc tỉnh Hà Tây cũ, 99,8% xã có hệ thống cáp quang. Hiện tại thành phố cũng đang có nhiều chương trình hỗ trợ các vùng nông thôn ngoại thành phát triển mạng lưới internet. Cụ thể, từ ngày 15/8-28/9/2009, VNPT Hà Nội thực hiện chương trình thí điểm “Mega VNN kết nối làng nghề” cho 42 làng nghềthuộc 15 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội được sử dụng internet với giá ưu đãi. Thông qua đó, các làng nghề có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình.
THeo: Báo kinh tế đô thị :heocom:
Làm giàu nhờ internet
HTX RAT của thôn Quan Âm ra đời từ năm 2003 với diện tích trên 4,5ha. Ban đầu, nông dân trồng rau chỉ tìm cách bán sản phẩm ở các chợ đầu mối. Với phương thức này, họ chỉ bán được rau với số lượng nhỏ lẻ. Mới đây, HTX đã biết tìm đến công cụ internet để quảng bá và bán sản phẩm; kết quả là đã tìm được mối hàng cung cấp rau cho KCN Quế Võ (Bắc Ninh) với số lượng mỗi ngày 1,25 tấn rau. Ngoài ra, HTX còn tìm được đơn hàng lớn từ Nhà máy Yamaha Motor đóng ở Trung Giã (Sóc Sơn) và nhiều khách hàng lớn khác. Ông Nguyễn Tuấn Hồng, Bí thư chi bộ thôn Quan Âm cho biết: “Hiện nay 20% số hộ trong thôn đã được nối mạng internet để phục vụ cho sản xuất. Các hộ có nghề phụ như: nghề mộc, chạm khắc mỹ nghệ cũng sử dụng internet như một công cụ không thể thiếu để giao dịch. Nhiều hộ gia đình còn biết dùng internet để tìm kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt... Nhờ đó nhận thức của bà con ngày càng cao hơn”.
Làm việc trên máy tính cũng là công việc thường ngày của anh nông dân Hoàng Văn Hưng, trưởng nhóm rau hữu cơ ở thôn Bái Thượng (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn). Ngay khi triển khai dự án trồng rau hữu cơ năm 2008, anh đã phải mày mò vật lộn để học kỹ năng sử dụng máy tính. Bất cứ vấn đề gì anh đều tìm đến mạng internet để tra cứu. Sản phẩm rau hữu cơ ở đây còn được đưa lên website để có thể giúp cho khách hàng đặt mua qua mạng. Do đó, công việc hàng ngày của anh Hưng là kiểm tra đơn đặt hàng, tư vấn và trả lời thắc mắc cho khách. Anh Hưng chia sẻ: “Sản phẩm của chúng tôi hướng đến cả khách hàng Việt Nam và khách hàng là người nước ngoài nên phải quảng bá trên internet. Chỉ cần ngồi nghe điện thoại và check mail là tôi nắm được đơn đặt hàng, không phải chạy đi chạy lại như trước”.
Nói về tầm quan trọng của internet trong phát triển nông thôn hiện nay, ông Phạm Quang Diệu, Quyền Giám đốc Trung tâm thông tin phát triển NNNT, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Ngành nông nghiệp đang đứng trước những cơ hội và những thử thách chưa từng có, đòi hỏi phải có những đột phá về tư duy và cách làm”. Theo ông Diệu, bước đột phá đó chính là sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập như hiện nay thì điều đó càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Qua internet, nông dân có thể học hỏi những mô hình làm kinh tế giỏi, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đồng thời đây là kho tư liệu về khoa học kỹ thuật rất phong phú cho bà con nông dân tham khảo. Nhiều nông dân còn tìm được các thông tin về sâu bệnh, dịch hại, diễn biến giá lương thực thực phẩm, giá vàng... để kịp thời có biện pháp ứng phó.
Còn đó những khó khăn
Người nông dân rất muốn tiếp cận với internet để làm giàu nhưng con đường đưa họ đến với loại hình công nghệ này còn khá nhiều chông gai. Bởi nông dân Việt Nam đi lên từ nền nông nghiệp lúa nước, kỹ thuật lạc hậu, trình độ học vấn thấp nên việc thao tác trên máy tính gặp không ít khó khăn. Chính anh Hưng đã phải thừa nhận: “Tôi tuy mới ngoài 30 tuổi nhưng để tiếp cận với những công nghệ mới quả thực cũng vất vả lắm, huống chi là những người lớn tuổi”. Đồng thời chi phí cho một chiếc máy tính cũng không phải là thấp so với túi tiền của người nông dân. Không ít nhà nông có nhu cầu nhưng đành bó tay trước khoản tiền này. Chị Nguyễn Thị Thắm (thôn Tân An, xã Thuỵ An, huyện Ba Vì) chia sẻ: “Một cái máy tính rẻ nhất bây giờ cũng 3-4 triệu, lại còn tiền điện, tiền cước hàng tháng. Mới chỉ dùng tivi, quạt và thắp sáng mà mỗi tháng nhà tôi đã tốn gần trăm nghìn tiền điện rồi”.
Một vấn đề khác nữa là ở nhiều vùng nông thôn, người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với đời sống. Ông Lý Văn Thọ, Bí thư đảng uỷ xã Ba Vì (huyện Ba Vì) cho biết: “Bà con ở đây 98% là người dân tộc Dao nên còn nhiều hạn chế về nhận thức. Ngay như có điểm văn hoá xã nhưng cũng ít khi họ tìm đến để tìm hiểu thông tin”. Do đó, cần có sự tuyên truyền của các cấp chính quyền. Ông Nguyễn Tuấn Hồng, Bí thư chi bộ thôn Quan Âm cho biết: “Hội nông dân xã Bắc Hồng đang có chủ trương mở một lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ năng sử dụng internnet cho nông dân, trước tiên là những hộ trong HTX RAT và những hộ làm nghề phụ. Từ đó tuyên truyền sâu rộng hơn nữa ra đại đa số người dân để họ thấy được tầm quan trọng của internet trong phát triển kinh tế nông thôn”.
Cuối tháng 9 này, Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển Thông tin và Truyền thông nông thôn. Đây là một trong những đề án quan trọng đã được Chính phủ chỉ đạo, tập trung vào các nội dung: phát triển viễn thông, đưa internet về nông thôn, xoá dần khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị. Với những chủ trương đó, người nông dân đang có rất nhiều cơ hội để làm giàu thông qua internet.
Thành phố Hà Nội cũng rất coi trọng đến vấn đề phát triển internet để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn. Tính đến tháng 6/2009, VNPT Hà Nội đã hoàn thành phổ cập internet băng rộng cho 100% xã trên toàn thành phố, kể cả những xã thuộc tỉnh Hà Tây cũ, 99,8% xã có hệ thống cáp quang. Hiện tại thành phố cũng đang có nhiều chương trình hỗ trợ các vùng nông thôn ngoại thành phát triển mạng lưới internet. Cụ thể, từ ngày 15/8-28/9/2009, VNPT Hà Nội thực hiện chương trình thí điểm “Mega VNN kết nối làng nghề” cho 42 làng nghềthuộc 15 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội được sử dụng internet với giá ưu đãi. Thông qua đó, các làng nghề có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình.
THeo: Báo kinh tế đô thị :heocom: