Hellu cả nhà, chắc cả nhà cũng đã từng nghe hoặc biết tới kèn harmonica. Hiện giờ harmonica cũng đã khá hot với teen Hà Nội và TPHCM. Mình thấy ĐA mình hình như ít người biết đến dụng cụ âm nhạc này. Một dụng cụ âm nhạc khá dễ chơi, nhỏ gọn lại vừa tiền nữa. Nếu so với guitar thì tiện lợi và dễ học hơn nhiều. Âm thanh lại còn hay hơn nữa ( theo ý kiến cá nhân ). Mình thì cũng mới tập harmonica được khoảng 1 tháng thôi. Trình còn gà lắm lắm. Mình lập topic này để xem ĐA mình có ai có chung sở thích với mình khôg ^^! Nếu nhiều người thích và ủng hộ biết đâu tương lai sẽ có 1 club Harmonica Đông Anh hoành tráng .
Giới thiệu về harmonica chút nhỉ :
Để dễ hình dung hơn về âm thanh của nó. Mời mọi người nghe thử 1 tác phẩm nhé
Kiss the rain
[MEDIA]http://thptlienha.vn/vuongkien/Kiss the rain - Harmonica [NCT 58633831766554902500].mp3[/MEDIA]
Nếu mọi người muốn tìm hiểu rõ hơn thì liên hệ với mình nhé
Giới thiệu về harmonica chút nhỉ :
LỊCH SỬ KHẨU CẦM HARMONICA
* "Nhạc cụ bé nhỏ mà được số người hâm mộ quá lớn - nó được khai sinh vào thế kỷ 12 tại Đông Nam Á (Indo - China). Đây là một loại "kèn" du nhập sang châu Âu vào thế kỷ 17. Hình thức nó giống như quả bầu gắn một dãy ống sậy để người ta thổi vào. Ngày nay, nó đã thay đổi hình dạng, hóa thân kèn Harmonica vậy!"
# Người đầu tiên biến nó thành Harmonica như ngày nay là 1 cậu bé 16 tuổi (hơi ngạc nhiên tên là Friedrich Buschmann, ở Berlin - Đức. Cậu đã cầu chứng nhãn hiệu cho nhạc cụ mới mẻ của mình "Mundaoline" (kèn này gắn 1 loạt ống sậy, chỉ thổi ra và không hít vào).
# Đến năm 1926, 1 nhà chế tạo nhạc cụ người Bohemian (người gì lạ quá ) tên là Richter, làm thành kèn 10 lỗ, chạy sóng đôi từng cặp - một bên phát âm khi thổi, bên kia phát âm khi hít, được gọi là "Mindharmonica" (tiếng Đức là "khẩu cầm" - hay thổi kèn.)
# Năm 1857, một thợ làm đồng hồ người Đức tên là Mathias Hohner chế tạo ra cây khẩu cầm mang tên Hohner đến ngày nay.
# Năm 1920 ra đời khẩu cầm có nốt tăng bán cung, nhờ đó mà Harmonica mới được "lọt" vào dàn nhạc giao hưởng và còn để cải tiến nhạc jazz.
# Thập kỷ 1960, sức sống mạnh mẽ trong thế giới nhạc Pop bừng lên. Đứng đầu là hiện tượng sôi động của ca sĩ siêu sao Bob Dylan, những thần tượng ca nhạc trong ban The Rolling Stones, và 4 ngôi sao sáng chói lúc bấy giờ là đại ban The Beatles... đã dành một ngôi vị cao trọng cho chiếc khẩu cầm xinh xắn.
Nói chung là giới thiệu vậy thôi chứ mọi người muốn hiểu rõ thì nên tìm 1 cái mà ngó quá. Đảm bảo các bạn sẽ mê tít ^^!CÁC LOẠI HARMONICA1. Sơ về chữ "harp"
Trước khi đến với các loại harmonica, mình xin nói tí về chữ harp. Harp là tên một loại đàn mà mấy thiên thần tí hon hay cầm theo bay bay, cụ thể lên Google thì search ra được đàn harp là cái này:
Bạn nào có hay mê Yanni thì trong dàn nhạc của ông Yanni cũng có một cây Harp .
Quay lại tiếp, thì những người chơi harmonica thường gọi ngắn gọn, thân thuộc cây kèn của mình là harp. Nhưng mà lúc này chúng ta không nên nhầm lẫn với đàn harp bên trên. Thường người ta nói thổi harp, thèm harp... thì ta có thể hiểu rằng harp này đang chỉ harmonica.
2. Cấu tạo harmonica
Người ta chia harmonica theo cấu tạo bên trong, vì thế cần biết cấu tạo harmonica. Harmonica gồm 3 phần chính (ai có thì có thể tháo ra xem, nhưng phải cẩn thận).
- Phần nắp: hai cái nắp đậy lại, giúp chúng ta dễ cầm, dễ thổi, cũng như bảo vệ, làm đẹp cho kèn.
- Lưỡi gà (Reeds): một hệ thống lưỡi gà bên trong kèn, đó là những miếng đồng nhỏ, cố định một đầu, đầu còn lại tự do. Khi ta thổi, luồng hơi sẽ làm miếng đồng rung động, phát ra âm thanh. Chiều dài, độ dày của miếng đồng sẽ quyết định âm thanh cao hay thấp, mảnh hay dày...
- Phần lõi (combos): combos là phần nằm giữa, thường bằng nhựa, gỗ hoặc kim loại tùy. Cũng quyết định âm thanh phát ra.
Theo thứ tự ngoài vào trong thì ta sẽ có Phần nắp trước, sau đó đến hệ thống lưỡi gà, rồi đến phần lõi.
Đây là lưỡi gà
3. Các loại harmonica
Hiện giờ trên thị trường có nhiều loại harmonica, nhưng gộp lại ta chia làm hai nhóm. Một nhóm gồm những kèn có các nốt lên đều, tức là ví dụ lỗ số n là nốt Đô, thì lỗ tiếp theo... sẽ lên đều từ Đô đến Đố, gọi là "khẩu cầm đồng chuyển" (gọi vậy thôi chứ thực tế nói chả ai hiểu, tí nữa giải thích sau). Loại thứ hai gọi là "khẩu cầm dị chuyển" vì các nốt không lên đều, ví dụ từ La, kế tiếp là Đô rồi quay ngược lại Si, tiếp đến lại là Mi...
Bây giờ sẽ giải thích vì sao người ta không hay gọi "đồng chuyển" và "dị chuyển". Bởi vì "đồng chuyển" thì hiện nay chỉ có một loại, đây là loại có thể thôi thăng-giáng, còn "dị chuyển" có hai loại, một loại hai hàng và loại một hàng (hàng lưỡi gà). Vì thế thực tế người ta chia harmonica làm 3 loại như sau:
a) Tremolo
Tremolo là loại kèn dễ sử dụng nhất, thích hợp cho người mới tập. Tremolo thường có ba kích thước: 16, 20, và 24 lỗ.
Tremolo có hệ thống lưỡi gà kép. Tức là một cây 24 lỗ thật sự có đến 48 lỗ, và chia làm 2 hàng, mỗi hàng 24 lỗ. Thì trong một cột như vậy, sẽ có 2 lỗ, 2 lỗ cùng một cột có cấu trúc lưỡi gà bên trong hoàn toàn giống nhau, và cùng một cao độ. Vì thế có 48 lỗ, chia làm 2 hàng 24 lỗ, tức là có 24 cột, mỗi cột thể hiện được một nốt => Có 24 nốt.
Ta có thể liên tưởng đến cây Mandoline có 8 dây nhưng mỗi cặp 2 dây lại cùng cao độ...
Các loại thường thấy dùng là Ocean Stars - Hohner, Butterfly - Đài Loan, Winner Harmonica - Suzuki (China), Suzuki của Nhật (tên gì thì quên rồi ) hoặc có các loại của Trung Quốc.
Tremolo không chơi được các nốt thăng-giáng, tuy nhiên có một số loại kèn thiết kế đặc biệt cho kĩ thuật bend và overblow dùng để uốn nốt, có thể thổi được.
Không biết có khó hiểu không nhỉ
b) Diatonic
Diatonic có hình dáng nhỏ, gọn hơn Tremolo vì nó không phải là hệ thống lưỡi gà kép, mà là lưỡi gà đơn, tức là một lưỡi gà có một nốt thôi, và một lỗ có 2 lưỡi gà, vì thế một lỗ thổi được đến 2 nốt. Diatonic có loại 10 lỗ và 12 lỗ (hiếm thấy 12 lỗ) thổi được 20 nốt hay 24 nốt.
Nhưng đặc biệt Diatonic dễ dàng bend và overblow nên thổi hơn được số nốt có sẵn.
Tremolo và Diatonic thuộc nhóm "dị chuyển", không thổi thăng-giáng linh hoạt (nói vậy vì ta có thể dùng kĩ thuật nâng cao để uốn nốt), vì thế được thiết kế theo khóa (key). Khóa C thổi những bài ở tone C hoặc Am (thông dụng), tương tự có các khóa D, E, F, G, A, Bb.
Một bộ 7 khóa
c) Chromatic
Chromatic có các loại từ 8, 10, 12, 14, 16 lỗ, thổi được thăng-giáng và thuộc nhóm "đồng chuyển".
Chromatic có thiết kế tương đối giống Diatonic và Tremolo. Tức là Chromatic có 2 hàng (giống tremolo), mỗi lỗ thổi được 2 nốt (giống diatonic). Thực sự thì bình thường, sẽ có một miếng kim loại được khoét lỗ xen kẽ 2 hàng. Tức là hàng 1 thì khoét các lỗ chẵn (2, 4, 6, 8...) thì hàng 2 khoét lỗ lẻ (1, 3, 5, 7...). Và luồng hơi của ta trước khi vào kèn sẽ qua miếng kim loại này. Và miếng kim loại này có thể tịnh tiến qua lại nhờ 1 một cần đẩy.
Ví dụ, cây Chromatic có 2 hàng, mỗi hàng 16 lỗ. Ta xét hàng 1, bình thường thì lỗ lẻ bị miếng kim loại bịt lại, ta chỉ thổi được lỗ chẵn, hàng 2 thì thổi được lỗ lẻ, bị bịt lỗ chẵn. Khi muống thổi thăng lên, ta đẩy cần, miếng lọc tịnh tiến qua, bịt các lỗ chẵn ở hàng 1 lại, mở các lỗ chẵn ở hàng 2 ra. Khi đó hơi ta vô lỗ chẵn của hàng 2 thay vì hàng 1 như ban đầu. Thì các lỗ chẵn ở hàng 2 sẽ thiết kế là những nốt thăng lên, vậy ta thổi được nốt thăng.
Để dễ hình dung hơn về âm thanh của nó. Mời mọi người nghe thử 1 tác phẩm nhé
Kiss the rain
[MEDIA]http://thptlienha.vn/vuongkien/Kiss the rain - Harmonica [NCT 58633831766554902500].mp3[/MEDIA]
Nếu mọi người muốn tìm hiểu rõ hơn thì liên hệ với mình nhé
YM!: hanamychi_sakuragi
Phone: 09777466xx ( nếu thực sự cần pm ym mình cho nhé