kUn_k0n_93
Thanh Niên Xóm
Tưởng chừng, những câu chuyện trấn lột ở học đường chỉ có trong truyện tranh và trong film ảnh. Thế mà, dưới nhiều hình thức khác nhau, nó vẫn tồn tại và hiển hiện trong thế giới teens của chúng ta dưới nhiều hình thức. Không quá dữ dội như trước, hình thức thay đổi khá nhiều nhưng chỉ “nhìn” là đủ hiểu.
Sơ lược về các “anh chị”
Đã xa rồi những kiểu trấn lột cũ là chặn ngang đường, đánh nhau rồi “cướp” thẳng tay. Ngày nay, các hình thức “trấn lột” có phần "nhẹ nhàng" và "đơn giản" hơn trước. Những teens được xếp vào dân “anh chị”, thường là khá “nổi tiếng” và khiến bạn bè học cùng phải khiếp sợ với những bề dày thành tích “đen” của mình.
Những teens anh chị thường có nhiều “đàn em”, nói là đàn em nhưng thực chất là những người bạn chơi cùng bị lôi kéo. Một số đàn em đi theo do muốn được “bảo vệ” dưới chế độ an toàn. Một số khác do không muốn gây hấn, nên cũng cố gắng chiều theo để không làm mất lòng hay không bị rắc rối.
Nguyên Trực, 15 tuổi cho biết: “Trong lớp mình có một bạn dữ dằn lắm. Nghe nói trong xóm bạn đó có một “băng nhóm” riêng nên không ai dám đụng cả. Vào trong lớp, mặc dù bạn đó khá hống hách, nhưng không ai dám tỏ thái độ gì. Mình thấy một số bạn còn “ti toe” đi theo, những mong được bảo vệ. Ai chưa vào nhóm đó thì còn bình thường, nói năng và học tập có suy nghĩ trước sau. Còn ai vào “nhóm đó” rồi thì mình thấy hống hách và coi thường người khác lắm”.
Tất nhiên, cũng còn rất nhiều teens biết nhìn trước nhìn sau và chọn bạn để chơi. Không phải teens nào cũng có những suy nghĩ “ăn theo” như thế. Một số teens mạnh dạn chơi thành nhóm riêng và tự tách biệt trong mọi chuyện. Nhưng có thể nói, thiệt thòi nhất vẫn là những teens ngay thẳng hiền lành, bỡ ngỡ trước những hành động của các “anh chị”, và không biết nên làm như thế nào để không bị “tẩy chay” hay gặp rắc rối.
Dù còn ở tuổi teen, nhưng một số bạn lại "khoái" làm "anh chị". (Ảnh minh họa)
Chơi ép phe đế trấn lột
Vào học chỉ độ vài tháng là các dân “anh chị” thể hiện ngay tính cách và thói quen thích “trấn lột” của mình. Có rất nhiều kiểu trấn lột. Trấn lột tiền bạc, trấn lột dụng cụ học tập, trấn lột máy móc và đồ dùng của bạn. Các “anh chị” ngày nay thường có một hành động nhẹ nhàng là “xin” trước hay “mượn” dùng tạm vài hôm, đến khi được yêu cầu hoàn trả thì “giả ngây”, nếu chẳng may khổ chủ có lên tiếng thì các hình thức chơi ép phe bắt đầu xuất hiện.
Do tự tin rằng mình có nhiều “đàn em” và được sự ủng hộ của nhiều người. Các “anh chị” tỏ ra khá “ngông”. Họ đi gieo rắc vào đầu những teens ủng hộ mình những ý nghĩ xấu về nạn nhân, rồi xuyên tạc sự thật, sau đó lại đòi giúp đỡ. Mà nếu người nghe không biết làm gi để giúp thì cứ “tẩy chay” đối tượng chung là được. Nạn nhân sẽ rất khổ sở và cảm thấy đơn độc khi tất cả đều chống đối mình và không có ai bên cạnh.
Phú Trung, 17 tuổi kể lại: "Mình có một thằng bạn. Nó rất hiền, nhà nó gia cảnh rất tốt, nhưng tính nó ít nói, ai hỏi gì cũng ậm ừ nên người khác nghĩ có “chảnh”. Có một lần, một “đại ca” trong lớp mượn của nó cái máy PS3 (máy games) rồi làm hư. Thế là thằng bạn mình đòi phải sửa hay bồi thường. Như vậy thực chất cũng không có gì sai, vì làm hư là phải chịu thôi.
Thế nhưng không may mắn cho nó. Sau khi nó đưa ra yêu cầu ấy, nó bị “tẩy chay” ra mặt. Không những không được bồi thường máy, cái máy hư nó cũng không nhận lại được. Vào lớp thì bị mấy thằng khác “đàn em” búng đạn “ bì” (loại đạn bằng giấy, xếp vào bắn bằng giây thun). Thằng bạn mình đã khổ sở suốt cả tháng trời. Đến lúc không chịu được, nó đành bảo: “Thôi, coi như xí xóa”, nó cho luôn “thằng kia” cái máy. Thế nói mới được yên thân.
Mình là bạn nó, thương nó lắm, nhưng mình không dám bênh ra mặt. Vì không thì không những không bảo vệ được bạn, lại còn vác thêm những chuyện rắc rối vào thân. Mình cũng biết như vậy là không tốt, nhưng nếu không như vậy, thì làm sao một mình, mình chống chọi lại được “đám ấy” bây giờ?
Rất nhiều teens đưa nỗi bức xúc của mình nhưng không biết phải làm sao. Vì không hẳn những cái “bị trấn” luôn lớn lao nên nếu có “đòi” cũng khó. Thậm chím nếu bị xuyên tạc, thì còn bị cho là keo kiệt, ích kỉ, rồi bị bạn bè hiểu lầm và tẩy chay.
Không chỉ thế, các “nhóm” trấn lột tất cả những gì có thể. Từ những thứ lớn như tiền bạc (thường trấn theo hình thức mượn tiền mà không hoàn trả). Với những con số nhỏ thì việc không hoàn trả là hiển nhiên. Còn với số tiền lớn một chút thì có thể là kiểu “hẹn lần hẹn lượt” rồi từ từ “quên luôn cả hẹn”. Sau đó, thậm chí những món nhỏ nhặt như “đồ dùng học tập, kim từ điển, usb, thế mà vô số khổ chủ vẫn phải “chịu đựng” mà không biết làm gì?
Teens nên làm gì?
Nếu teens đang rơi vào trường hợp cùng tâm trạng với những nhân vật trong câu chuyện trên. Trước tiên, teens nên bình tĩnh, không nên nói hay làm hành động gì trong lúc nóng nảy. Suy nghĩ cẩn trọng trước khi thực hiện.
Đầu tiên, teens cần hẹn và nói chuyện rõ ràng với “nhân-vật-chính”, có thể bằng email, điện thoại và nói chuyện trong lớp. Chú ý rằng, không bao giờ dùng những lời khiếm nhã và có những hành động vượt giới hạn cho phép của học sinh.
Trường hợp có thể đàm phán được (dù hơi khó khăn một tí) thì teens nên sử dụng giải pháp hòa giải là tốt nhất. Bất đắc dĩ, trong trường hợp không thể đàm phán được, teens nên thông báo khéo léo cho người lớn (có thể là phụ huynh hay giáo viên) để nhận được lời khuyên và sự giúp đỡ.
Sơ lược về các “anh chị”
Đã xa rồi những kiểu trấn lột cũ là chặn ngang đường, đánh nhau rồi “cướp” thẳng tay. Ngày nay, các hình thức “trấn lột” có phần "nhẹ nhàng" và "đơn giản" hơn trước. Những teens được xếp vào dân “anh chị”, thường là khá “nổi tiếng” và khiến bạn bè học cùng phải khiếp sợ với những bề dày thành tích “đen” của mình.
Những teens anh chị thường có nhiều “đàn em”, nói là đàn em nhưng thực chất là những người bạn chơi cùng bị lôi kéo. Một số đàn em đi theo do muốn được “bảo vệ” dưới chế độ an toàn. Một số khác do không muốn gây hấn, nên cũng cố gắng chiều theo để không làm mất lòng hay không bị rắc rối.
Nguyên Trực, 15 tuổi cho biết: “Trong lớp mình có một bạn dữ dằn lắm. Nghe nói trong xóm bạn đó có một “băng nhóm” riêng nên không ai dám đụng cả. Vào trong lớp, mặc dù bạn đó khá hống hách, nhưng không ai dám tỏ thái độ gì. Mình thấy một số bạn còn “ti toe” đi theo, những mong được bảo vệ. Ai chưa vào nhóm đó thì còn bình thường, nói năng và học tập có suy nghĩ trước sau. Còn ai vào “nhóm đó” rồi thì mình thấy hống hách và coi thường người khác lắm”.
Tất nhiên, cũng còn rất nhiều teens biết nhìn trước nhìn sau và chọn bạn để chơi. Không phải teens nào cũng có những suy nghĩ “ăn theo” như thế. Một số teens mạnh dạn chơi thành nhóm riêng và tự tách biệt trong mọi chuyện. Nhưng có thể nói, thiệt thòi nhất vẫn là những teens ngay thẳng hiền lành, bỡ ngỡ trước những hành động của các “anh chị”, và không biết nên làm như thế nào để không bị “tẩy chay” hay gặp rắc rối.
Dù còn ở tuổi teen, nhưng một số bạn lại "khoái" làm "anh chị". (Ảnh minh họa)
Chơi ép phe đế trấn lột
Vào học chỉ độ vài tháng là các dân “anh chị” thể hiện ngay tính cách và thói quen thích “trấn lột” của mình. Có rất nhiều kiểu trấn lột. Trấn lột tiền bạc, trấn lột dụng cụ học tập, trấn lột máy móc và đồ dùng của bạn. Các “anh chị” ngày nay thường có một hành động nhẹ nhàng là “xin” trước hay “mượn” dùng tạm vài hôm, đến khi được yêu cầu hoàn trả thì “giả ngây”, nếu chẳng may khổ chủ có lên tiếng thì các hình thức chơi ép phe bắt đầu xuất hiện.
Do tự tin rằng mình có nhiều “đàn em” và được sự ủng hộ của nhiều người. Các “anh chị” tỏ ra khá “ngông”. Họ đi gieo rắc vào đầu những teens ủng hộ mình những ý nghĩ xấu về nạn nhân, rồi xuyên tạc sự thật, sau đó lại đòi giúp đỡ. Mà nếu người nghe không biết làm gi để giúp thì cứ “tẩy chay” đối tượng chung là được. Nạn nhân sẽ rất khổ sở và cảm thấy đơn độc khi tất cả đều chống đối mình và không có ai bên cạnh.
Phú Trung, 17 tuổi kể lại: "Mình có một thằng bạn. Nó rất hiền, nhà nó gia cảnh rất tốt, nhưng tính nó ít nói, ai hỏi gì cũng ậm ừ nên người khác nghĩ có “chảnh”. Có một lần, một “đại ca” trong lớp mượn của nó cái máy PS3 (máy games) rồi làm hư. Thế là thằng bạn mình đòi phải sửa hay bồi thường. Như vậy thực chất cũng không có gì sai, vì làm hư là phải chịu thôi.
Thế nhưng không may mắn cho nó. Sau khi nó đưa ra yêu cầu ấy, nó bị “tẩy chay” ra mặt. Không những không được bồi thường máy, cái máy hư nó cũng không nhận lại được. Vào lớp thì bị mấy thằng khác “đàn em” búng đạn “ bì” (loại đạn bằng giấy, xếp vào bắn bằng giây thun). Thằng bạn mình đã khổ sở suốt cả tháng trời. Đến lúc không chịu được, nó đành bảo: “Thôi, coi như xí xóa”, nó cho luôn “thằng kia” cái máy. Thế nói mới được yên thân.
Mình là bạn nó, thương nó lắm, nhưng mình không dám bênh ra mặt. Vì không thì không những không bảo vệ được bạn, lại còn vác thêm những chuyện rắc rối vào thân. Mình cũng biết như vậy là không tốt, nhưng nếu không như vậy, thì làm sao một mình, mình chống chọi lại được “đám ấy” bây giờ?
Rất nhiều teens đưa nỗi bức xúc của mình nhưng không biết phải làm sao. Vì không hẳn những cái “bị trấn” luôn lớn lao nên nếu có “đòi” cũng khó. Thậm chím nếu bị xuyên tạc, thì còn bị cho là keo kiệt, ích kỉ, rồi bị bạn bè hiểu lầm và tẩy chay.
Không chỉ thế, các “nhóm” trấn lột tất cả những gì có thể. Từ những thứ lớn như tiền bạc (thường trấn theo hình thức mượn tiền mà không hoàn trả). Với những con số nhỏ thì việc không hoàn trả là hiển nhiên. Còn với số tiền lớn một chút thì có thể là kiểu “hẹn lần hẹn lượt” rồi từ từ “quên luôn cả hẹn”. Sau đó, thậm chí những món nhỏ nhặt như “đồ dùng học tập, kim từ điển, usb, thế mà vô số khổ chủ vẫn phải “chịu đựng” mà không biết làm gì?
Teens nên làm gì?
Nếu teens đang rơi vào trường hợp cùng tâm trạng với những nhân vật trong câu chuyện trên. Trước tiên, teens nên bình tĩnh, không nên nói hay làm hành động gì trong lúc nóng nảy. Suy nghĩ cẩn trọng trước khi thực hiện.
Đầu tiên, teens cần hẹn và nói chuyện rõ ràng với “nhân-vật-chính”, có thể bằng email, điện thoại và nói chuyện trong lớp. Chú ý rằng, không bao giờ dùng những lời khiếm nhã và có những hành động vượt giới hạn cho phép của học sinh.
Trường hợp có thể đàm phán được (dù hơi khó khăn một tí) thì teens nên sử dụng giải pháp hòa giải là tốt nhất. Bất đắc dĩ, trong trường hợp không thể đàm phán được, teens nên thông báo khéo léo cho người lớn (có thể là phụ huynh hay giáo viên) để nhận được lời khuyên và sự giúp đỡ.