Bài tập san 26/3:THANH NIÊN VỚI ƯỚC MƠ THÀNH ĐẠT

administrator

Administrator
Staff member
THANH NIÊN VỚI ƯỚC MƠ THÀNH ĐẠT

- "Ước mơ và khả năng thành đạt luôn luôn có sẵn nơi mỗi người, chỉ khác nhau về mức độ. Vấn đề là, ai có bản lĩnh hơn, "biết cách" hơn, người đó sẽ thành đạt hơn. Vào đời, ai cũng có tâm trạng "đi tìm", nhiều khi mò mẫm, đôi khi "gặp may"; nhưng có người không chờ may mắn, mà lấy tâm trí và bản lĩnh ra để soi rọi và mở đường".

- "Ai đã từng mở đường để vào đời cũng thấy như đi vào "ma trận". Và, mọi thứ ma trận đều có "ổ khóa" riêng, với mã số riêng. Nếu nhờ tâm trí và bản lĩnh mà tìm và biết được "mã" đó, cho dù bạn là ai, dù bạn đang học ngành gì, hoặc làm nghề gì và ở cương vị nào, khóa sẽ phải mở, nhất định mở, với hướng đi tốt đẹp".

Hai lời dẫn trên đây được ghi nhận từ ông Jack Canfield - một trong những chuyên gia tham vấn hàng đầu của nước Mỹ từ cuối thế kỷ 20 đến nay. Nước Mỹ hiện đại coi ông là vị "Sư tổ" trong việc hướng đạo cách làm giàu bằng tri thức và sự trong sạch. Thế hệ trẻ tân thời của xứ "Cờ Hoa" xem ông là nhà tư tưởng sắc sảo, được ông tham vấn tâm lý trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực vào đời(*).

Ông đã nhấn mạnh tại nhiều buổi diễn thuyết với hàng vạn cử tọa từ trước đến nay (như trên đã trích dẫn): "... tìm và biết được mã số,... khóa sẽ phải mở ... với hướng đi tốt đẹp". Jack Canfield nói tiếp: "Trên đường đi tới tương lai, nếu bạn tự rèn giũa và đúc được một thứ "chìa khóa công cụ" cho đời, ổ khóa vào đời không chỉ được mở, còn được rộng mở để bạn có nhiều lựa chọn theo tư chất, thiên hướng và theo hoàn cảnh của riêng mình".

Trước ngưỡng cửa của đời mình, bạn luôn mơ ước tới sự tăng trưởng và thành đạt? "Tăng trưởng và thành đạt trong nghề nghiệp và trong cuộc sống" là một ước mơ thực sự chính đáng và cần được khuyến khích. Nhưng, nên hiểu THÀNH ĐẠT là thế nào cho thực tế và giàu tính nhân bản? Và, loại nghề nào có triển vọng thành đạt nhất? Jack Canfield đã đưa ra cách hiểu đúng của nhiều người, và cuối cùng nêu cách hiểu của ông.

Sự thành đạt là một phạm trù mà cứ 10 người thì có 19 ý! Bạn và nhiều người khác có thể cho rằng, thành đạt là phải được trúng tuyển, phải có bằng cấp, phải cao danh vọng, phải nhiều tiền của...? Không sai. Jack Canfield nghĩ rằng nhiều người chấp nhận điều đó. Nhưng ông coi đó chỉ là lòe loẹt hình thức, còn thực chất của sự thành đạt lại nằm ở chỗ khác. Những gì có danh nghĩa mà không thực chất, sẽ tiềm ẩn nguy cơ. Hơn nữa, danh nghĩa (trong sự thành đạt) chưa phải là đích đến đáng mừng, nếu thiếu một tầm nhìn chiến lược và một não trạng minh triết.

Nhằm thấy được thực chất của sự thành đạt ngay cả khi bạn đã giàu sang hay danh vọng, Jack Canfield cho ta một cách hiểu khác. Để cụ thể, ông đã lượng hóa về thực chất của sự thành đạt bằng 4 phép tính nhân đôi. Dưới góc độ kinh tế: tăng gấp đôi tài khoản thu nhập; góc độ trí tuệ: gấp dôi hàm lượng chất xám; góc độ sức khỏe: gấp đôi thời gian và chất lượng thư giãn. Và, dưới góc độ ổn định: tăng gấp đôi trạng thái tâm bình. Với ông, "tăng trưởng và thành đạt thực sự" phải là một kết quả tổng hợp của bốn yếu tố vừa kể.

Xin tóm lược nội dung lời diễn giảng của ông:

1. Tăng gấp đôi tài khoản thu nhập: "Gấp đôi" số tiền đang có là nói mức tối thiểu. Nếu gấp 3-4 lần hoặc nhiều hơn... càng tốt, miễn rằng đó là đồng tiền "sạch" do chính công sức của mình, và là đồng tiền "sáng" do chính trí tuệ của bạn. Để hiểu đúng giá trị của thu nhập, cần phải ý thức được khái niệm đối lập với thu nhập là LẠM CHI và VUNG PHÍ. Người có thu nhập cao nhưng hoang phí, kể như thấp.

2. Tăng gấp đôi hàm lượng chất xám: Hàm lượng chất xám của mỗi người không chỉ gồm kiến thức. Nó là một tổ hợp của 3 thành tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đó, thái độ chiếm vai trò hạt nhân, chủ chốt, chi phối hai thành tố kia. Thái độ của một người thể hiện sự hiểu biết tích cực (hay không tích cực) và sự ứng xử văn hóa (hay thiếu văn hóa) của người đó đối với học vấn, công việc, con người, tha nhân, sự nghiệp và cuộc đời. Kẻ hủy diệt chất xám là SỨC Ỳ và BẢO THỦ.

3. Tăng gấp đôi thời gian và chất lượng thư giãn: Xin nhớ là thời gian thư giãn chứ không phải thời gian làm việc. Có thư giãn để ngoài làm việc, còn phải biết chăm sóc sức khỏe, hòa nhập với gia đình, thân nhân, bạn hữu... Để hiểu đúng giá trị của thư giãn tích cực, cần ý thức rõ sự nguy hại của STRESS và hơn thế: của sự BIỆT LẬP. Người thành đạt thực sự là người chủ động dành được thời gian để sống "kết nối" trước hết với người thân ở quanh mình trong sự êm ái, thuận thảo.

4. Tăng gấp đôi trạng thái tâm bình: Đó là trạng thái ổn định về tâm lý và bình an trong công việc, trong gia đình, trong mọi quan hệ hợp tác. Xu hướng tăng trưởng sự bình tâm phải là tạo lập được "thế quân bình" trong cán cân tâm lý, tinh thần, trách nhiệm, nghĩa vụ; trong sự thăng bằng giữa cuộc đời và sự nghiệp, giữa đồng tiền và sức khỏe, giữa cái lợi trước mắt và lợi ích lâu dài... Đối lập với sự bình tâm là sự RỐI NHIỄU và XÁO TRỘN trong nhiều thứ quan hệ bất ổn.

... Bốn yếu tố nói trên (thu nhập, chất xám, thư giãn, tâm bình) được Jack Canfield coi là những tiêu chí của sự thành đạt. Trong đó, tiêu chí thứ tư (tâm bình) chiếm vị trí trọng tâm và có giá trị quyết định. Thật vậy, thu nhập hay chất xám... còn có nghĩa lý gì khi mà "tâm bất ổn, thần bất an"? Người xưa đã nói: "Tâm bình thì thế giới bình, tâm an thì thiên hạ an" và ngược lại. Khi tâm không bình ổn và bấn loạn, hầu như ta không làm được điều gì hết, ngoài sự suy sụp cả tinh thần lẫn thể chất!

Nhiều cử tọa đã nhận xét rằng, cách hiểu của Jack Canfield về sự thành đạt vừa thực tế (không quá thực dụng), vừa trí tuệ (không siêu hình, lại minh triết), vừa rất tâm lý (có một giá trị nhân văn sâu sắc).

Một câu hỏi của nhiều cử tọa khác đã đặt lên bàn diễn thuyết của Jack Canfield: Ngành nghề nào sẽ giúp ta có được một sự thành đạt như thế? Chưa trả lời, Jack đã hỏi lại: Ngành nghề giúp ta, hay chính ta tự cứu khi hành nghề? Rồi ông tiếp: Phải đảo lại, vấn đề ở đây là đòi hỏi chính mình, không đòi hỏi ở nghề. Giá trị nghề sẽ được thăng hoa (hay giảm sút) khi và chỉ khi người hành nghề biết đòi hỏi (hoặc không đòi hỏi) nơi mình 3 cái "tự" sau đây: tự lập thân, tự đào tạo và tự sáng tạo... để thành đạt trước mắt và lâu dài.

Nghề nào cũng có giá trị riêng của nó, nếu là nghề lương thiện. Về mặt phục vụ và công ích, nghề nào cũng có điều kiện để kích thích ta thành đạt, nếu ta chí thú với nghề. Và hơn thế, bản thân nghề (dù là nghề thời thượng) sẽ không thể giúp ta được điều gì, nếu ta thiếu 3 cái "tự" nói trên. Giá trị của nghề được lương tri của xã hội và nỗ lực của cá nhân tạo dựng nên. Trong cõi sâu xa của nguồn cội, bản thân nghề không giúp ta thành đạt, mà chính ta phải tự thành đạt khi hành nghề. Như vậy mới tốt, và sự thành đạt ấy mới thực sự có giá trị, nhiều ý nghĩa.

Để khẳng định thêm, ông dẫn câu nói của Henry Miller (nhà tâm lý học nổi tiếng): "Trong các nghề lương thiện, không có nghề xấu, chỉ có người không tốt. Trong những nghề không lương thiện, hoặc là nghề hợp pháp mà hành nghề bởi người không lương thiện thì những việc xấu càng tệ hại hơn".

Thế mới biết, giá trị nghề nghiệp và giá trị nhân cách là hai mặt của một vấn đề: GIÁ TRỊ SỐNG khi ta thành đạt.

Không thể khác và không thể sai. Không thể có một người thành đạt đúng nghĩa mà nhân cách tồi. Thực tế đã chứng minh chân lý đó.


Nguồn: Sưu tầm http://www.ier.edu.vn

Bài 3: Học để ngày mai lập nghiệp

Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết và học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

(LĐ) - Dự khai giảng năm học mới tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã nhắn nhủ mỗi học sinh hãy xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn: Học để ngày mai lập nghiệp.•

Sáng ngày 3.9, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã đến dự khai giảng năm học mới 2008 - 2009 với thầy, trò Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Sau hơn 20 năm thành lập, Hà Nội - Amsterdam là ngôi trường học có bề dày thành tích trong giảng dạy, học tập cũng như là nơi đào tạo học sinh giỏi của thủ đô. Đến nay, trường có 68 học sinh dự thi Olympic quốc tế, đem về 23 HCV, 13 HCB và 20 HCĐ cho đất nước; hơn 1.000 học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia...

Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đánh giá cao những thành tích này của thầy trò nhà trường, mong muốn nhà trường tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được để tiếp tục đào tạo ra nhiều học sinh giỏi, tài năng trẻ đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Trong bài phát biểu tại lễ khai giảng, Chủ tịch Nước nhắn nhủ mỗi HS hãy xác định cho mình mục đích và động cơ học tập đúng đắn: Học để hiểu biết, học để làm người, học để ngày mai lập nghiệp, học để xây dựng đất nước. Sự phát triển của đất nước, của dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và hành động của các thế hệ học HS. Mỗi HS phải chủ động, tự giác trong học tập, học phải đi đôi với hành, không ngừng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, tích lũy kiến thức, nuôi dưỡng khát vọng và ước mơ để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết yêu cầu toàn ngành giáo dục tập trung thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; đẩy mạnh giáo dục toàn diện; tích cực ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý, trong hoạt động dạy học... Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Với các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, Chủ tịch Nước mong mỗi người luôn là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và quản lý, bồi dưỡng lòng yêu nghề, hết lòng vì thế hệ trẻ, tận tụy và sáng tạo trong công việc...

Bài 3: Học để ngày mai lập nghiệp

Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết và học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

(LĐ) - Dự khai giảng năm học mới tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã nhắn nhủ mỗi học sinh hãy xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn: Học để ngày mai lập nghiệp.•

Sáng ngày 3.9, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã đến dự khai giảng năm học mới 2008 - 2009 với thầy, trò Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Sau hơn 20 năm thành lập, Hà Nội - Amsterdam là ngôi trường học có bề dày thành tích trong giảng dạy, học tập cũng như là nơi đào tạo học sinh giỏi của thủ đô. Đến nay, trường có 68 học sinh dự thi Olympic quốc tế, đem về 23 HCV, 13 HCB và 20 HCĐ cho đất nước; hơn 1.000 học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia...

Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đánh giá cao những thành tích này của thầy trò nhà trường, mong muốn nhà trường tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được để tiếp tục đào tạo ra nhiều học sinh giỏi, tài năng trẻ đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Trong bài phát biểu tại lễ khai giảng, Chủ tịch Nước nhắn nhủ mỗi HS hãy xác định cho mình mục đích và động cơ học tập đúng đắn: Học để hiểu biết, học để làm người, học để ngày mai lập nghiệp, học để xây dựng đất nước. Sự phát triển của đất nước, của dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và hành động của các thế hệ học HS. Mỗi HS phải chủ động, tự giác trong học tập, học phải đi đôi với hành, không ngừng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, tích lũy kiến thức, nuôi dưỡng khát vọng và ước mơ để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết yêu cầu toàn ngành giáo dục tập trung thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; đẩy mạnh giáo dục toàn diện; tích cực ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý, trong hoạt động dạy học... Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Với các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, Chủ tịch Nước mong mỗi người luôn là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và quản lý, bồi dưỡng lòng yêu nghề, hết lòng vì thế hệ trẻ, tận tụy và sáng tạo trong công việc...
 
Bên trên