Manchester United, "vua" của những chiếc Cúp
Quỷ đỏ đăng quang Champions League 2008
Thầy trò Alex Ferguson đã tái hiện hào quang của cú ăn ba lịch sử ở mùa giải năm 1998-1999: Cúp C1 - Premire League - FA Cup. Mùa giải 2007-08, tuy Quỷ đỏ không giành được Cúp FA nhưng họ lại vừa đoạt Cúp VĐTG các CLB, bổ sung vào bên cạnh hai chiếc cúp chói lọi Champions League và Premier League họ giành được hồi tháng 5/2008. Riêng ở đấu trường Ngoại hạng, đó là danh hiệu thứ 17 trong lịch sử của họ và chỉ kém đội bóng giàu truyền thống nhất nước Anh, Liverpool đúng 1 lần đăng quang nữa.
Hiện tại, các mục tiêu của MU trong mùa bóng mới vẫn còn nguyên vẹn dù thời gian qua họ thi đấu không thực sự thuyết phục như người hâm mộ mong đợi. Năm 2009, vẫn còn các chiếc cúp đang đợi họ, đó là: Champions League, Premier League, FA Cup, Carling Cup, Siêu cúp châu Âu và Siêu cúp Anh.
2. Ronaldo chói sáng
Đi liền với những chiến tích của Manchester United trong suốt một năm qua, người ta không thể không nhắc đến sự chói sáng của Cristiano Ronaldo. Phong cách hoa hoè hoa sói trên sân cỏ của anh từng khiến nhiều người "ngứa mắt" nay đã không còn được nhắc tới. Thay vào đó, người ta phải thừa nhận anh đã đạt phong độ vô cùng ổn định ở mức cao, mà con số 42 bàn thắng cho MU trên mọi mặt trận đã nói lên tất cả.
Bởi vậy, không có nhiều lời bàn cãi sau khi Ronaldo giành danh hiệu Quả bóng Vàng châu Âu 2008 do Tạp chí France Football bình chọn. Hôm FIFA gút danh sách 5 cái tên cuối cùng để bình chọn Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2008, cũng lại là Ronaldo được đánh giá rằng sẽ chiếm ưu thế so với 4 đối thủ còn lại: Messi, Torres, Xavi và Kaka.
3. “Sư tử Anh” bị loại khỏi Euro 2008
Đây thực sự là "cơn ác mộng" với những người yêu bóng đá xứ sở sương mù. Chẳng fan hâm mộ nào có thể quên đi sự cay đắng đến bẽ bàng khi "Tam sư” dưới thời Steve McClaren bị Croatia hạ gục ngay trên thánh địa Wembley và mất vé dự vòng chung kết Euro 2008. Ê chề ở chỗ, chỉ cần hòa trận này họ cũng có mặt tại Áo - Thụy Sĩ nhưng ngay cả mục tiêu nhỏ nhoi đó McClaren cũng không thể dẫn dắt các học trò giành được.
4. Sự thống trị của các CLB Anh ở châu Âu
Nếu như đội tuyển Anh nếm đủ mọi đau đớn khi vươn ra châu lục thì ở cấp CLB, các đội bóng xứ sương mù lại giúp CĐV của họ được ngẩng cao đầu. Cả 4 đại gia MU, Chelsea, Arsenal, Liverpool Họ đã đánh bại các đại diện đến từ những nền bóng đá hùng mạnh Italia, Tây Ban Nha để cùng góp mặt ở tứ kết Champions League.
Tại vòng bán kết, ngoại trừ Barcelona, 3 đội còn lại đều là đại diện xứ sương mù (trừ Arsenal thua Liverpool ở tứ kết). Để rồi, MU - Chelsea dắt tay nhau vào trận cuối cùng diễn ra trên đất nước Nga tuyết trắng, tạo nên một trong những trận đấu hay bậc nhất lịch sử các cúp châu Âu.
5. Không “ông lớn” nào giành được cúp nội địa
Portsmouth trở thành nhà vô địch Cup FA
Nếu như tại Carling Cup, Chelsea lọt vào tới trận chung kết để rồi chịu thua người hàng xóm Tottenham 1-2, thì trên sân Wembley, tại đấu trường FA Cup, chẳng còn bóng dáng một “đại gia” nào có mặt tại bán kết. 4 đội lọt vào bán kết FA Cup là 3 CLB hạng dưới và đại diện Premiere League, Portsmouth. Cuối cùng, The Pompeys trở thành nhà vô địch.
6. Vụ chuyển nhượng Ronaldo sang Real Madrid bất thành
Tai tiếng nhất trong thị trường chuyển nhượng đến bây giờ vẫn là chuyện Cristiano Ronaldo và Real Madrid. Bất chấp sự phản ứng từ đại diện và fan hâm mộ của MU, Ronaldo có nhiều câu phát biểu "xanh rờn", kiểu như: “Real Madrid, hãy chờ tôi”; "Real Madrid là ước mơ từ nhỏ của tôi"...
Nhưng rồi sau 3 tháng hè, Ronaldo vẫn ở lại Old Trafford. Hầu hết mọi người đều cho rằng đó là nhờ một cuộc trò chuyện kéo dài giữa Ronaldo với HLV Alex Ferguson; nhưng không ai biết họ đã ói gì với nhau.
7. Manchester City trở thành đội bóng giàu nhất
Cựu chủ tịch CLB Man City, Thaksin Shinawatra
Năm 2008 cũng là năm vô cùng đáng nhớ trong lịch sử phát triển của đội bóng vùng Eastland. Chủ tịch Thaksin Shinawatra bị chính phủ Thái Lan phong tỏa số tài sản khổng lồ, các thành viên của Man “xanh” lao đao không biết số phận đội bóng sẽ như thế nào. Nhưng rồi như có một phép màu xảy ra. Đầu tháng 9, từ một "con vịt xấu xí", Man City bỗng vụt dậy hóa thành "nàng thiên nga kiều diễm" nhờ kho tiền không đáy của tập đoàn kinh tế Abu Dhabi hùng mạnh đến từ Trung Đông (tài sản ước chừng hơn 500 tỉ bảng)
8. Những cuộc ra đi từ băng ghế chỉ đạo
Mùa giải Premier League 2008/09 mới đi qua được một nửa chặng đường nhưng giới mộ điệu xứ sương mù đã phải chứng kiến tới 6 cuộc chia tay: Kevin Keegan (Newcastle), Alan Curbishley (West Ham), Juande Ramos (Tottenham), Harry Redknapp (Portsmouth), Roy Keane (Sunderland), và gần đây nhất là Paul Ince bị Blackburn sa thải.
Roy Keane, 1 trong số 6 HLV phải nói lời chia tay ghế HLV của mình.
Đáng tiếc nhất là trường hợp của Juande Ramos. Dù là một chiến lược gia rất tài ba (từng 2 năm liên tiếp giúp Sevilla giành UEFA Cup, giúp Tottenham đoạt Carling Cup chỉ sau vài tháng lên nắm quyền), nhưng chỉ sau đúng 1 năm ông đã phải khăn gói ra đi do "cái đầu" của một số cầu thủ không chịu đá.
9. Sức mạnh của “Những chú hổ”
Những đội bóng nhà giàu ngày càng trở nên giàu có hơn và chứng minh một triết lý không đổi: đồng tiền đi liền với sức mạnh. Thế nhưng, có một đội bóng lần đầu được tham dự giải Ngoại hạng, Hull City, không theo quy luật đó. Họ vẫn đang là hiện tượng ở mùa giải năm nay, đặc biệt là lần quật ngã "người khổng lồ" Arsenal ngay tại Emirates.
10. Cú hat-trick của Theo Walcott
Tiền đạo Theo Walcott
Đã rất lâu mới có một chuyên gia chạy cánh trẻ người Anh tỏa sáng tại đấu trường quốc tế. Croatia chưa hề thất bại trên sân nhà kể từ khi họ chính thức gia nhập làng bóng đá thế giới; và cũng từng 2 lần đánh bại “Sư tử" Anh khiến Anh bị loại khỏi VCK Euro 2008. Thế nhưng, những chiến tích ấy đã bị rơi vào quên lãng khi Walcott chọc thủng tuyến phòng ngự của đội tuyển Croatia, ghi 3 bàn, giúp HLV Fabio Capello được nở mày nở mặt trước báo chí Anh.
:1::1:
Quỷ đỏ đăng quang Champions League 2008
Thầy trò Alex Ferguson đã tái hiện hào quang của cú ăn ba lịch sử ở mùa giải năm 1998-1999: Cúp C1 - Premire League - FA Cup. Mùa giải 2007-08, tuy Quỷ đỏ không giành được Cúp FA nhưng họ lại vừa đoạt Cúp VĐTG các CLB, bổ sung vào bên cạnh hai chiếc cúp chói lọi Champions League và Premier League họ giành được hồi tháng 5/2008. Riêng ở đấu trường Ngoại hạng, đó là danh hiệu thứ 17 trong lịch sử của họ và chỉ kém đội bóng giàu truyền thống nhất nước Anh, Liverpool đúng 1 lần đăng quang nữa.
Hiện tại, các mục tiêu của MU trong mùa bóng mới vẫn còn nguyên vẹn dù thời gian qua họ thi đấu không thực sự thuyết phục như người hâm mộ mong đợi. Năm 2009, vẫn còn các chiếc cúp đang đợi họ, đó là: Champions League, Premier League, FA Cup, Carling Cup, Siêu cúp châu Âu và Siêu cúp Anh.
2. Ronaldo chói sáng
Đi liền với những chiến tích của Manchester United trong suốt một năm qua, người ta không thể không nhắc đến sự chói sáng của Cristiano Ronaldo. Phong cách hoa hoè hoa sói trên sân cỏ của anh từng khiến nhiều người "ngứa mắt" nay đã không còn được nhắc tới. Thay vào đó, người ta phải thừa nhận anh đã đạt phong độ vô cùng ổn định ở mức cao, mà con số 42 bàn thắng cho MU trên mọi mặt trận đã nói lên tất cả.
Bởi vậy, không có nhiều lời bàn cãi sau khi Ronaldo giành danh hiệu Quả bóng Vàng châu Âu 2008 do Tạp chí France Football bình chọn. Hôm FIFA gút danh sách 5 cái tên cuối cùng để bình chọn Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2008, cũng lại là Ronaldo được đánh giá rằng sẽ chiếm ưu thế so với 4 đối thủ còn lại: Messi, Torres, Xavi và Kaka.
3. “Sư tử Anh” bị loại khỏi Euro 2008
Đây thực sự là "cơn ác mộng" với những người yêu bóng đá xứ sở sương mù. Chẳng fan hâm mộ nào có thể quên đi sự cay đắng đến bẽ bàng khi "Tam sư” dưới thời Steve McClaren bị Croatia hạ gục ngay trên thánh địa Wembley và mất vé dự vòng chung kết Euro 2008. Ê chề ở chỗ, chỉ cần hòa trận này họ cũng có mặt tại Áo - Thụy Sĩ nhưng ngay cả mục tiêu nhỏ nhoi đó McClaren cũng không thể dẫn dắt các học trò giành được.
4. Sự thống trị của các CLB Anh ở châu Âu
Nếu như đội tuyển Anh nếm đủ mọi đau đớn khi vươn ra châu lục thì ở cấp CLB, các đội bóng xứ sương mù lại giúp CĐV của họ được ngẩng cao đầu. Cả 4 đại gia MU, Chelsea, Arsenal, Liverpool Họ đã đánh bại các đại diện đến từ những nền bóng đá hùng mạnh Italia, Tây Ban Nha để cùng góp mặt ở tứ kết Champions League.
Tại vòng bán kết, ngoại trừ Barcelona, 3 đội còn lại đều là đại diện xứ sương mù (trừ Arsenal thua Liverpool ở tứ kết). Để rồi, MU - Chelsea dắt tay nhau vào trận cuối cùng diễn ra trên đất nước Nga tuyết trắng, tạo nên một trong những trận đấu hay bậc nhất lịch sử các cúp châu Âu.
5. Không “ông lớn” nào giành được cúp nội địa
Portsmouth trở thành nhà vô địch Cup FA
Nếu như tại Carling Cup, Chelsea lọt vào tới trận chung kết để rồi chịu thua người hàng xóm Tottenham 1-2, thì trên sân Wembley, tại đấu trường FA Cup, chẳng còn bóng dáng một “đại gia” nào có mặt tại bán kết. 4 đội lọt vào bán kết FA Cup là 3 CLB hạng dưới và đại diện Premiere League, Portsmouth. Cuối cùng, The Pompeys trở thành nhà vô địch.
6. Vụ chuyển nhượng Ronaldo sang Real Madrid bất thành
Tai tiếng nhất trong thị trường chuyển nhượng đến bây giờ vẫn là chuyện Cristiano Ronaldo và Real Madrid. Bất chấp sự phản ứng từ đại diện và fan hâm mộ của MU, Ronaldo có nhiều câu phát biểu "xanh rờn", kiểu như: “Real Madrid, hãy chờ tôi”; "Real Madrid là ước mơ từ nhỏ của tôi"...
Nhưng rồi sau 3 tháng hè, Ronaldo vẫn ở lại Old Trafford. Hầu hết mọi người đều cho rằng đó là nhờ một cuộc trò chuyện kéo dài giữa Ronaldo với HLV Alex Ferguson; nhưng không ai biết họ đã ói gì với nhau.
7. Manchester City trở thành đội bóng giàu nhất
Cựu chủ tịch CLB Man City, Thaksin Shinawatra
Năm 2008 cũng là năm vô cùng đáng nhớ trong lịch sử phát triển của đội bóng vùng Eastland. Chủ tịch Thaksin Shinawatra bị chính phủ Thái Lan phong tỏa số tài sản khổng lồ, các thành viên của Man “xanh” lao đao không biết số phận đội bóng sẽ như thế nào. Nhưng rồi như có một phép màu xảy ra. Đầu tháng 9, từ một "con vịt xấu xí", Man City bỗng vụt dậy hóa thành "nàng thiên nga kiều diễm" nhờ kho tiền không đáy của tập đoàn kinh tế Abu Dhabi hùng mạnh đến từ Trung Đông (tài sản ước chừng hơn 500 tỉ bảng)
8. Những cuộc ra đi từ băng ghế chỉ đạo
Mùa giải Premier League 2008/09 mới đi qua được một nửa chặng đường nhưng giới mộ điệu xứ sương mù đã phải chứng kiến tới 6 cuộc chia tay: Kevin Keegan (Newcastle), Alan Curbishley (West Ham), Juande Ramos (Tottenham), Harry Redknapp (Portsmouth), Roy Keane (Sunderland), và gần đây nhất là Paul Ince bị Blackburn sa thải.
Roy Keane, 1 trong số 6 HLV phải nói lời chia tay ghế HLV của mình.
Đáng tiếc nhất là trường hợp của Juande Ramos. Dù là một chiến lược gia rất tài ba (từng 2 năm liên tiếp giúp Sevilla giành UEFA Cup, giúp Tottenham đoạt Carling Cup chỉ sau vài tháng lên nắm quyền), nhưng chỉ sau đúng 1 năm ông đã phải khăn gói ra đi do "cái đầu" của một số cầu thủ không chịu đá.
9. Sức mạnh của “Những chú hổ”
Những đội bóng nhà giàu ngày càng trở nên giàu có hơn và chứng minh một triết lý không đổi: đồng tiền đi liền với sức mạnh. Thế nhưng, có một đội bóng lần đầu được tham dự giải Ngoại hạng, Hull City, không theo quy luật đó. Họ vẫn đang là hiện tượng ở mùa giải năm nay, đặc biệt là lần quật ngã "người khổng lồ" Arsenal ngay tại Emirates.
10. Cú hat-trick của Theo Walcott
Tiền đạo Theo Walcott
Đã rất lâu mới có một chuyên gia chạy cánh trẻ người Anh tỏa sáng tại đấu trường quốc tế. Croatia chưa hề thất bại trên sân nhà kể từ khi họ chính thức gia nhập làng bóng đá thế giới; và cũng từng 2 lần đánh bại “Sư tử" Anh khiến Anh bị loại khỏi VCK Euro 2008. Thế nhưng, những chiến tích ấy đã bị rơi vào quên lãng khi Walcott chọc thủng tuyến phòng ngự của đội tuyển Croatia, ghi 3 bàn, giúp HLV Fabio Capello được nở mày nở mặt trước báo chí Anh.
:1::1: